Biến thể Omicron: 20 dấu hiệu cảnh báo nhiễm Omicron

13/01/2022 16:01

Những dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị nhiễm biến thể Omicron

Biến thể Omicron: 20 dấu hiệu cảnh báo nhiễm Omicron

Biến thể Omicron có khả năng lây lan nhanh hơn so với các biến thể trước đó và mức độ so với Delta vẫn chưa được kết luận cụ thể. Dưới đây là 20 dấu hiệu cảnh báo nhiễm biến thể Omicron chúng ta cần biết để có biện pháp xử trí phù hợp, nhằm tránh lây nhiễm cho người xung quanh.

Biến thể Omicron là một loại biến thể mới của virus SARS-CoV-2, được phát hiện đầu tiên tại Botswana và tại Nam Phi. Ban đầu biến thể này được các nhà khoa học đặt tên là biến thể B.1.1.529 nhưng đến ngày 26 tháng 11, 2021, chúng đã được WHO đặt tên là Omicron.

Biến thể Omicron được xác định có hơn 30 đột biến, không giống với bất kỳ chủng đột biến nào trước đó, có thể dễ dàng lây nhiễm cho những người đã nhiễm virus trước đó hoặc đã được tiêm chủng đầy đủ.

Những dấu hiệu cảnh báo nhiễm Omicron

Bên cạnh các triệu chứng chính khi nhiễm Omicron chính là: sốt, ho liên tục, mất hoặc thay đổi vị giác, chảy nước mũi và đau đầu. Mới đây, Dịch vụ y tế quốc gia (NHS) Anh cũng liệt kê một số dấu hiệu ít phổ biến hơn ở những người bị nhiễm biến thể Omicron.

+ Hắt xì hơi

+ Đau nhức

+ Mệt mỏi

+ Đau họng, khản giọng

+ Ớn lạnh hoặc rùng mình

+ Chóng mặt, sương mù não

+ Đau mắt

+ Đau cơ bất thường

+ Chán ăn, mất khứu giác

+ Đau ngực

+ Viêm các tuyến

+ Cảm thấy hụt hẫng, suy sụp

Cần làm gì để bảo vệ mình trước biến thể Omicron, hạn chế lây nhiễm

Trước những ca lây nhiễm không ngừng tăng nhanh ở các các trên thế giới, để bảo vệ mình và mọi người xung quanh những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine cần tiến hành tiêm mũi vaccine thứ 3 (mũi vaccine tăng cường) sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm Omicron, đặc biệt là đẩy lùi diễn tiến nặng có thể xảy ra, hạn chế số ca tử vong do nhiễm Covid-19, tạo miễn dịch cộng đồng.

+ Ngoài ra khi tiếp xúc nơi đông người, nơi có khả năng lây nhiễm cao nên test nhanh kháng nguyên đã được sự phê duyệt của Bộ Y tế tại nhà giúp chúng ta chủ động phát hiện sớm nếu có nhiễm Covid, chủ động báo với trung tâm y tế địa phương để kịp thời xây dựng phương án cách ly theo quy định của từng địa phương, khu vực mình sinh sống

+ Khẩu trang vẫn luôn là “vật bất ly thân” giúp chống lại phơi nhiễm virus qua giọt bắn trong trường hợp có tiếp xúc với F0.

+ Tránh tiếp xúc gần với người bị F0, hãy duy trì khoảng cách 6 feet hoặc 2 mét giữa người bị bệnh và những người sống cùng nhà.

+ Đừng quên rửa tay sát khuẩn sau khi từ ngoài về,không đưa tay lên mắt, mũi miệng, súc miệng họng 2 - 3 lần/ngày bằng nước súc miệng hoặc nước muối.

+ Tránh ở những nơi đông người như nhà hàng, quán bar, trung tâm thể dục hoặc rạp chiếu phim bởi những khu vực tập trung đông người khiến các bạn có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn.

+ Tránh không gian trong nhà không có không khí trong lành từ ngoài trời hãy mở cửa sổ càng nhiều càng tốt để không khí có thể lưu thông.

+ Dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, thường xuyên lau sạch bề mặt hay chạm vào gồm bàn, tay nắm cửa, công tắc đèn, bàn làm việc, điện thoại, tay nắm,  toa-lét, vòi nước và bồn rửa, bàn phím, mặt kệ bếp.

+ Xây dựng thực đơn giàu dinh dưỡng, đủ chất, có chế độ luyện tập luyện khoa học giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn

+ Luôn luôn che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi hoặc sử dụng bên trong khuỷu tay và không khạc nhổ bừa bãi ra ngoài, sau khi sử dụng khăn giấy nên vứt đúng nơi quy định.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Vắc xin COVID-19 tăng cường kháng thể, ngay cả ở những người có hệ miễn dịch yếu

Các loại vắc xin COVID-19: Cách thức hoạt động khác nhau như thế nào

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Covid-19 F0 tại nhà: Nên và không nên

+ Tăng cường hệ miễn dịch trong đại dịch covid-19 và những lưu ý khi phục hồi

Chế độ dinh dưỡng phục hồi cho bệnh nhân Covid-19

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột

Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột