Bí quyết tạo cho trẻ thói quen học bài

3/10/2016 10:37:55 AM
Bạn nghĩ chỉ cần nói: “Con làm bài tập đi!” và ngồi kế bên kiểm soát là bé nhà bạn sẽ ngoan ngoãn ngồi vào bàn học, làm răm rắp bài vở từ đầu đến cuối ư? Không có chuyện đó đâu.

 

Bạn nghĩ chỉ cần nói: “Con làm bài tập đi!” và ngồi kế bên kiểm soát là bé nhà bạn sẽ ngoan ngoãn ngồi vào bàn học, làm răm rắp bài vở từ đầu đến cuối ư? Không có chuyện đó đâu! Cần phải có một phương pháp giáo dục tự nhiên và phù hợp với tâm lý của trẻ thì bạn mới có thể tạo cho trẻ hứng thú và tinh thần tự giác làm bài tập về nhà.

Thay vì la mắng và ép buộc bé, sao bạn không thử những cách sau đây để giúp “công cuộc” làm bài tập về nhà của bé trở nên dễ dàng hơn?

 

1. Bố trí góc học tập riêng và yên tĩnh

Bạn nên cùng bé chuẩn bị góc học tập cá nhân. Việc tự tay chuẩn bị góc học tập cho mình có thể giúp bé gia tăng hứng thú học hơn rất nhiều. Ngoài ra, có một chỗ học riêng sẽ giúp bé chuyên tâm trong học tập hơn. Bạn nên lưu ý đặt bàn học của bé ở nơi tránh xa TV hoặc các thiết bị giải trí khác vì chúng có thể ảnh hưởng đến sự tập trung của bé.

Bên cạnh đó, không gây tiếng ồn, không bật tivi là điều kiện tiên quyết để trẻ hiểu rằng “giờ nào việc nấy”. Trẻ sẽ dần hình thành thói quen làm bài tập về nhà đúng giờ giấc. Việc tạo không gian yên tĩnh cũng bao gồm cả yêu cầu là bạn đừng quá tò mò với những việc trẻ làm và hỏi han quá nhiều.

2. Thời gian học tập do bé tự đề ra

Cũng giống như bàn học, bạn nên cho bé chọn thời gian làm bài tập của riêng mình thay vì nhồi nhét bé đi theo thời khóa biểu của bạn. Khuyến khích bé tuân theo thời gian biểu mà chính bé đã định ra sẽ khiến bé hứng thú và tự giác hơn với bài tập. Thêm nữa, bạn hãy để cho bé có thời gian nghỉ ngơi sau giờ học ở trường, nhưng sau khi đã chơi đùa và ăn uống xong, hãy kiên quyết với giờ làm bài tập của bé.

3. Cùng bé làm bài tập

Các bậc phụ huynh thường không đủ thời gian để cùng con làm bài, và đôi lúc lại không đủ kiên nhẫn giảng giải cho con hiểu để con tự làm bài nên đã làm luôn hộ con. Đây là hành động hết sức sai lầm, không những không giúp bé luyện tập kiến thức đã học mà còn tạo cho bé tâm lý ỷ lại, không cần phải làm bài tập vì đã có bố mẹ giúp đỡ.

 

Bạn chỉ nên ở vừa đủ gần để quan sát và giúp bé trong những trường hợp nhất định. Tạo cho bé thói quen độc lập trong suy nghĩ và chỉ nên giúp bé khi thấy điều đó thật sự cần thiết. Nếu bé đang gặp khó khăn trong việc giải quyết một bài tập khó nhằn nào đó, bạn có thể đưa ra những gợi ý giúp bé giải quyết. Tất nhiên, đó chỉ là những gợi ý chứ không phải là phương pháp giải quyết vấn đề. Bé phải là người tìm ra cách giải quyết chứ không phải bạn. Đây chính là mấu chốt quan trọng của việc làm bài tập về nhà.

4. Giảng giải khi bé chưa hiểu bài

Chắc chắn, bạn sẽ không hài lòng với những lỗi sai của bé, nhưng bạn cũng không nên hở một chút là bắt bé dừng lại và giảng giải mãi. Hãy để trẻ kết thúc phần bài tập đó rồi mới giảng hết một lượt từng lỗi sai và giải thích từng bước cho bé hiểu vì sao như vậy. Bạn nên sử dụng tất cả khả năng vốn có của mình để giải thích và chỉ dẫn cho bé, tuyệt đối không quát nạt, thiếu kiên nhẫn. Điều đó sẽ làm trẻ sợ hãi, tệ hơn nữa là có thể gây ra tâm lý sợ sai, lần sau trẻ sẽ không dám đưa ra cách làm của mình nữa. Dần dần, trẻ trở nên thụ động trong học tập.

5. Luôn ở bên bé đúng lúc

Bạn không nhất thiết phải ngồi kè kè bên cạnh bé trong suốt quãng thời gian học bài, vì như vậy không tạo cho bé môi trường tự lập cần thiết để phát huy hết khả năng của mình. Hãy đi lòng vòng đâu đó trong nhà và làm một việc gì khác như đọc sách báo, gọt rau quả chuẩn bị bữa tối…(đừng xem tivi hay gây tiếng ồn làm bé xao nhãng) để giữ khoảng cách giữa bạn và bé, nhưng cũng luôn để mắt đến bé ngay khi bé có dấu hiệu “ngậm bút”, không biết làm bài… Bạn hãy hỏi han, khuyến khích và hướng dẫn trẻ áp dụng những kiến thức đã được học trên lớp để làm bài tốt hơn.

 

6. Làm gương cho bé

Trẻ con luôn muốn được bắt chước và làm giống người lớn. Bé sao có thể làm ngơ đống bài tập của mình trong khi bạn cũng đang ngồi vào bàn và làm “bài tập” của bản thân. Có thể đơn giản chỉ là đọc một cuốn sách, tính toán lại hóa đơn chi tiêu trong nhà… Hai mẹ con cùng làm bài tập sẽ vui hơn nhiều đúng không nào?

7.  Lượng thời gian làm bài vừa đủ

Nếu bé đang học cấp 1, bạn nên hỏi giáo viên xem thông thường bé cần thời gian bao lâu để làm bài tập về nhà. Khi nhận thấy bé đã làm bài tập quá lâu so với thời gian giáo viên đã cung cấp, bạn hãy cùng bé xem xét bài vở. Nếu có thể giảng giải cho bé thì quá tốt. Còn nếu không, bạn cũng đừng bắt ép bé phải cố nhớ ra những điều bé chưa hiểu và làm bài suốt nhiều tiếng đồng hồ. Điều đó sẽ chỉ tạo thêm áp lực cho bé và khiến bé sợ học hơn mà thôi. Tốt nhất là bạn nên trao đổi lại với giáo viên của bé để có thể sắp xếp giảng lại cho bé hoặc giúp bạn hiểu vấn đề rồi truyền đạt lại với bé sau.

8. Cung cấp cho trẻ những dụng cụ học tập cần thiết

Các bé luôn muốn sử dụng đúng những dụng cụ học tập của chúng. Vì vậy, bạn phải đảm bảo rằng, bé sẽ có được mọi thứ chúng cần trên bàn học như là: hộp bút, từ điển, thước kẻ, máy tính, bút dạ quang, tẩy…) Nếu không, chúng sẽ mất thời gian tìm kiếm cho bằng được và quay ra không chịu làm bài tập nữa.

 

9. Hạn chế ra thêm bài tập

Đa số các bậc phụ huynh thường mong muốn các con làm nhiều bài tập để có kết quả học tập tốt hơn. Nhưng thực sự việc ra thêm bài tập ngoài số lượng bài tập về nhà thầy cô đã cho chỉ làm bé bối rối và mệt mỏi mà thôi. Khi bé mong nhanh chóng kết thúc để được nghỉ ngơi nhưng lại phải làm thêm những bài tập bất ngờ, hậu quả là giờ làm bài tập ở nhà sẽ trở thành thời gian mà bé chán ngán nhất trong ngày. Và bạn sẽ đánh mất cơ hội dạy bé tự giác làm bài tập về nhà.

10. Có ngoại lệ

Dù đã lập ra thời gian biểu nhưng thỉnh thoảng bạn có thể dành cho bé vài ngoại lệ. Song bạn nên chắc rằng, bé sẽ không quá quen với những ngoại lệ này. Thay vì bắt bé ở nhà làm bài trong ngày cuối tuần vào thời gian đã định, bạn có thể cho phép bé đi chơi nhưng nhưng bù lại bé phải học nhiều hơn vào ngày hôm sau.

Bài tập về nhà là một trong những cách giúp bé rèn luyện thói quen học tập, tính trách nhiệm và kỷ luật; đó còn là cách giúp bé củng cố lại những điều đã được học trên lớp. Điều quan trọng đầu tiên không phải là bắt bé làm gì mà cần giải thích cho bé tầm quan trọng của việc làm bài tập ở nhà là như thế nào.

An Nguyên - Suckhoecuocsong.com.vn

Các tin khác

  • Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng.
  • Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây.
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau.
  • Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau
  • Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào?
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương.
  • Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan.
  • Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?