Bị gà mổ có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường
Trong các loài vật nuôi, gà là một con vật bé nhỏ, khá thuần tính. Tuy nhiên cũng như những vật nuôi khác, gà phản kháng lại những yếu tố gây bất lợi cho chúng bằng cách dùng mỏ để mổ đối phương. So sánh với các vết thương bị chó, mèo cắn, vết thương do gà mổ tuy không quá lớn nhưng cũng có thể để lại những hậu quả khôn lường.
Hậu quả đau lòng
Bà T ở xã Tân Phú (huyện Thới Bình, Cà Mau) sau 4 ngày bị gà mổ vào tay, do chủ quan dẫn đến nhiễm trùng và thiệt mạng.
Con trai của bà T chia sẻ khi mẹ kiểm tra ổ gà mái đang ấp trứng thì bị con vật mổ vào tay. Tuy nhiên thấy vết trầy xước không gây chảy máu nên không lưu tâm. Hậu quả "Bốn ngày sau vết trầy trên tay mẹ tôi sưng to, bà bị sốt và mệt nên gia đình đưa vào trạm y tế xã. Thấy mẹ tôi huyết áp cao nên trạm y tế xã giới thiệu ra bệnh viện tỉnh điều trị. Mẹ tôi nằm ở phòng hồi sức cấp cứu một ngày, đến 5h sáng hôm sau thì qua đời vì nhiễm trùng huyết. Vết thương lúc đó bầm đen".
Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, vết trầy xước trên tay bà T bị nhiễm trùng da và mô mềm. Đây là tình trạng viêm cấp tính của da và mô mềm do các vi khuẩn ký sinh trên da gây ra khi có các yếu tố thuận lợi với các đặc điểm sưng đỏ, đau vùng da, phần mềm bị tổn thương. Từ việc nhiễm trùng da và mô mềm, bệnh nhân không điều trị kịp thời khiến vi trùng xâm nhập vào mạch máu, gây nhiễm trùng huyết và tử vong. Một bác sĩ Bệnh viện kết luận "Hàng rào bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân khi đó đã không còn" dẫn đến hậu quả đau lòng trên.
Cách xử lý khi bị gà mổ và khuyến cáo của chuyên gia
Từ câu chuyện đáng buồn trên, các chuyên gia khuyên mọi người không nên chủ quan với những vết trầy xước tưởng chừng như đơn giản. Các vết trầy xước do va quẹt với vật cứng hoặc bị vật nuôi cắn dù nhỏ cũng có thể bị nhiễm trùng da và mô mềm. Nguyên nhân do tụ cầu khuẩn (Staphylococcus) hay tấn công những vết thương dù nhỏ. Đầu tiên là nhiễm trùng da và mô mềm, sau đó dẫn đến nhiễm trùng huyết. Đó là hội chứng nhiễm trùng, vi khuẩn theo máu đi khắp cơ thể khiến bệnh nhân thiệt mạng.
Trường hợp nếu không may bị trầy xước tương tự như trường hợp nêu trên cần rửa sạch tay bằng nước sạch và lấy hết dị vật trong vết thương (như bùn, đất, cát, mảnh sành, đinh, gai…). Tiếp theo là sử dụng các loại nước sát trùng để diệt khuẩn rồi đưa người bệnh cần đến cơ quan y tế để kiểm tra vết thương, uống thuốc hoặc tiêm phòng uốn ván theo chỉ định để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
Theo zing.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng mắt
Bỏng mắt là một trong những tai nạn khá nhiều người gặp phải do nhiệt độ nóng hay các chất hóa học từ mỹ phẩm, nước tẩy rửa tiếp xúc với mắt. Nếu không biết cách sơ cứu đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. -
Cách xử lý khi trẻ bị kẹt ngón tay vào cửa
Khi vui chơi nhiều trẻ sơ ý nên thường bị kẹp ngón tay, ngón chân vào cửa khiến trẻ bị chấn thương ngoài da. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý có thể trẻ bị chấn thương nặng hơn, tâm lý trẻ bị ảnh hưởng. -
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau