Bảo vệ hệ miễn dịch, sức khỏe đường ruột nên kiêng thực phẩm nào

28/08/2024 11:05

Tăng cường hệ miễn dịch nên tránh ăn thực phẩm nào

Tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe đường ruột, cân bằng hệ vi sinh đường ruột nên tránh ăn những loại thực phẩm dưới đây.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Nên hạn chế tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo ngọt, bánh ngọt, bánh quy, ngũ cốc, đồ uống chứa nhiều đường, kẹo dẻo, các loại gia vị như nước sốt thịt nướng, nước xốt salad…  Ăn nhiều các loại thực phẩm này sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng lên, ức chế phản ứng của bạch cầu trung tính và thực bào - hai loại tế bào miễn dịch giúp bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều đường, thực phẩm chứa nhiều đường, chất làm ngọt nhân tạo còn ảnh hưởng đến niêm mạc ruột, hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng. Niêm mạc ruột có vai trò cho phép các chất dinh dưỡng từ thực phẩm được hấp thu, ngăn chặn các mầm bệnh, vi khuẩn, virus phát triển. Lớp chất nhầy bên ngoài niêm mạc ruột là “tuyến phòng thủ đầu tiên” chống lại mầm bệnh và vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên, chế độ ăn nhiều đường sẽ kích thích sự gia tăng của các loại vi khuẩn phân hủy chất nhầy. Lớp chất nhầy ở niêm mạc ruột nhầy ngày càng bị ảnh hưởng bởi sự xói mòn, “một số lượng lớn vi khuẩn sẽ tiếp cận các tế bào biểu mô từ đó gây tình trạng viêm nhiễm, rối loạn chuyển hóa, bệnh viêm ruột (IBD), rối loạn chuyển hóa, suy giảm sức đề kháng, hệ miễn dịch, dễ mắc phải các bệnh huyết áp, tiểu đường, thừa cân, béo phì,…

Thực phẩm chứa nhiều muối

Ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều muối sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch, sức khỏe tim mạch, huyết áp,… Một số thực phẩm chứa nhiều muối như cá khô, khoai tây chiên, các loại thịt chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, bim bim, mì ăn liền, pizza, spaghetti, mực khô, thịt bò khô,… có thể làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể, gây viêm mô, tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn.

Tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều muối có thể dẫn đến tăng mô, viêm ruột, làm trầm trọng thêm các phản ứng tiền viêm, làm thay đổi hệ vi sinh vật trong đường ruột, gây mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn, thậm chí có thể có liên quan đến sự phát triển của các bệnh như viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ, bệnh đa xơ cứng, bệnh Crohn, một số bệnh tiêu hóa khác.

Thức ăn chiên xào có nhiều dầu

Thực phẩm chiên xào sẽ trải qua quá trình được làm chín ở nhiệt độ cao hay nhiều dầu điều này có thể gây hại cho hệ miễn dịch, suy yếu hệ thống miễn dịch bằng cách thúc đẩy viêm, làm suy giảm cơ chế chống oxy hóa của cơ thể, gây ra rối loạn chức năng tế bào, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Thức ăn nhanh

Ăn quá nhiều thức ăn nhanh sẽ tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch, sức khỏe đường ruột. Khi ăn thường xuyên sẽ làm tăng sản xuất các protein gây viêm, có thể làm suy yếu phản ứng miễn dịch đối với các mầm bệnh và gây rối loạn điều hòa hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, một số loại đồ ăn nhanh như xúc xích, gà rán, pizza, bánh mì, hamburger, bim bim được làm chủ yếu từ khoai tây, gia vị tổng hợp, các loại tinh bột, thịt bò, thịt gà, thịt, pate, xá xíu, rau thơm, ít cà chua, dưa leo,… thường ít chất xơ. Trong khi đó, chất xơ là một thành phần có trong các loại thực vật, trái cây, ngũ cốc và các loại hạt. Một số loại thực phẩm giàu prebiotic giúp duy trì một hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, hỗ trợ hấp thụ một số khoáng chất, bao gồm canxi, sắt và kẽm. Chế độ ăn ít chất xơ có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa như táo bón và bệnh viêm ruột thừa, cũng như giảm vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.

Dù các loại thực phẩm này có mùi vị hấp dẫn, kích thích vị giác nhưng ngoài dầu mỡ thì bên trong thức ăn nhanh còn chứa nhiều phụ gia và chất bảo quản, đặc biệt là muối. Muối có khả năng giữ nước, gây nên tình trạng chướng bụng, đầy hơi và tạo cảm giác nặng nề sau khi ăn, hệ tiêu hóa sẽ suy giảm, cơ thể dễ mắc chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây ra các vấn đề tiêu hóa.

Thực phẩm chứa chất phụ gia

Để giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, phòng chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài nên kiêng ăn các thực phẩm chứa chất phụ gia. Các chất phụ gia trong thực phẩm sẽ giúp gia tăng thời hạn sử dụng, kết cấu và mùi vị nhưng có thể gây ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch của cơ thể, hệ vi sinh đường ruột, niêm mạc ruột,…

Thực phẩm giàu chất béo bão hòa

Nên hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo bão hòa như thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng,… Khi chúng ta tiêu thụ một số loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, hệ miễn dịch. Một chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa ở dạng thức ăn nhanh, đồ chiên, đồ nướng có đường hoặc thịt đã qua chế biến sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe nhiều hơn so với chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa có trong sữa nguyên chất, thịt từ động vật ăn cỏ, dừa. Việc tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm này sẽ khiến cho lượng cholesterol, nhất là cholesterol xấu ở trong máu bị tăng lên từ đó dẫn tới một số nguy cơ như: mạch máu bị tắc nghẽn, nội tạng bị nhiễm mỡ, mắc bệnh tim mạch, tiểu đường,… Ngoài ra, khi ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa (xúc xích, thịt nguôi, thịt hun khói,…) có thể gây ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột, giảm số lượng của vi sinh vật có lợi, tăng số lượng các vi sinh vật có hại trong đường ruột, gây tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đương ruột. Các loại thịt chế biến sẵn còn có chứa hàm lượng natri cao có thể dẫn đến tăng mô, viêm ruột, làm trầm trọng thêm các phản ứng tiền viêm, làm thay đổi hệ vi sinh vật trong đường ruột, thậm chí có thể có liên quan đến sự phát triển của các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ, bệnh đa xơ cứng

Rượu bia, đồ uống có cồn

Uống quá nhiều rượu bia, các loại đồ uống có cồn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe dạ dày, đường ruột, hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, suy giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp,…

Do vậy để tăng cường sức đề kháng, phòng chống các bệnh, bảo vệ sức khỏe đường ruột nên hạn chế ăn các thực phẩm trên, tăng cường ăn các loại rau xanh, trái cây, các loại quả hạch, các loại hạt, bổ sung men vi sinh, thực phẩm chứa prebiotic, uống đủ nước, luyện tập thể thao thường xuyên, kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 -1 năm/ lần hoặc 2 năm/ lần,…

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Nên ăn thực phẩm gì để tốt cho hệ miễn dịch, sức khỏe đường ruột

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và hệ thống miễn dịch

Top các loại trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch, lợi cho đường ruột

Mùa hè, ăn trái cây nào tốt nhất?

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột

Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột