Bạn đã biết cách xử lý cơ bản khi bị ong đốt?
Có một điều rất khó giải thích là có người bị đủ các loại côn trùng như ong, rết…đốt, cắn. Tuy nhiên cũng có những người cả đời chẳng bị “tai họa” gì. Dù vậy, trong cuộc sống kể cả có bị côn trùng đốt, cắn hay không thì cũng cần biết các kỹ năng cơ bản để hỗ trợ những người xung quanh khi sự việc xảy ra.
Ong đốt tác động đến cơ thể như thế nào?
Ong là loài côn trùng rất phổ biến, có thể dễ dàng gặp ở các vườn hoa, công viên, thậm chí ngay cả chính trong ngôi nhà của mình. Có nhiều loại ong gây nhiễm độc cho người khi chẳng may bị chúng đốt như: ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật...
Trên thực tế, một vết ong đốt lành tính nhưng cũng có thể khiến nhiều người mất mạng. Vì vậy đánh giá mức độ ong đốt để điều trị ở nhà hay đưa tới bệnh viện cấp cứu là một kỹ năng vô cùng quan trọng.
Theo các chuyên gia, hầu hết các vết ong đốt thường vô hại. Tuy nhiên, có nhiều người bị dị ứng với các vết ong đốt và có thể dẫn tới sốc phản vệ, nguy hiểm tới tính mạng.
Theo Bệnh viện Mayo (Mỹ), khi đốt chúng ta đồng nghĩa với việc con ong đã tiêm chất độc chứa những loại protein tác động đến tế bào da và hệ miễn dịch của cơ thể người qua ngòi đốt của nó, gây đau đớn và trạng thái sưng xung quanh vùng bị đốt. Những người bị dị ứng chính là những người có hệ miễn dịch phản ứng lại với nọc ong.
Cách xử lý khi bị ong đốt
Khi bị ong tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh và nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong. Tuyệt đối không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng bu lại tấn công.
Bác sĩ John Torres, phóng viên Y tế của đài NBC (Mỹ) khuyến cáo yếu tố đầu tiên cần phải chú ý là tình trạng sưng ở trên mặt: Nếu vết sưng nhỏ và chỉ đỏ ở nơi bị đốt; Không có phản ứng dị ứng thì xử lý tại nhà với các bước sau đây:
- Lấy nhíp rút ngòi ong đốt ra càng sớm càng tốt.
- Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm; bôi dung dịch sát trùng như povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần.
- Sử dụng túi túi chườm đá để giảm tình trạng sưng viêm.
- Uống nhiều nước để loại thải các độc tố; chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng…
Lưu ý tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan rộng. Trường hợp không đỡ, có thể dùng thuốc Benadryl để giảm sưng vết thương.
Đối với các trường hợp khi bị sưng ở mặt và nhiều vết ong đốt nằm ở phần khác của cơ thể. Đặc biệt, bị sưng ở môi, lưỡi, họng hoặc mắt cần gọi xe cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời bởi nếu vết sưng quá lớn trên mặt, mũi có thể lan tới họng khiến người bị ong đốt không thể thở được và sẽ đe dọa đến tính mạng. Vì vậy những trường hợp bị ong đốt nhiều trên mặt và cơ thể cần đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay.
Theo thống kê của bệnh viện Mayo cho thấy, khả năng những người bị dị ứng nghiêm trọng với vết ong đốt gặp phải phản ứng quá mẫn ở lần bị đốt tiếp theo là từ 30 - 60%. Do đó, nếu bạn bị dị ứng nghiêm trọng thì hãy nói chuyện với bác sĩ về những biện pháp ngăn ngừa (dùng EpiPen – một loại bút tiêm epinephrine để điều trị tình trạng sốc phản vệ) để giảm bớt những phản ứng này nếu bạn không may bị ong đốt ở lần tiếp theo.
Theo NBC News & Soha.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng mắt
Bỏng mắt là một trong những tai nạn khá nhiều người gặp phải do nhiệt độ nóng hay các chất hóa học từ mỹ phẩm, nước tẩy rửa tiếp xúc với mắt. Nếu không biết cách sơ cứu đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. -
Cách xử lý khi trẻ bị kẹt ngón tay vào cửa
Khi vui chơi nhiều trẻ sơ ý nên thường bị kẹp ngón tay, ngón chân vào cửa khiến trẻ bị chấn thương ngoài da. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý có thể trẻ bị chấn thương nặng hơn, tâm lý trẻ bị ảnh hưởng. -
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau