Bài học sau vụ 24 người nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV khi cấp cứu người bị tai nạn giao thông
Ngày 2/7, sau khi tham gia cứu nạn các nạn nhân bị tai nạn giao thông thuộc xã Đắk Hring, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum, 24 người đã bị nghi ngờ phơi nhiễm HIV do 1 bệnh nhân bị HIV tử vong. Câu hỏi đặt ra là phải làm gì khi bị phơi nhiễm HIV, hướng xử lý…
Những việc cần làm khi nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV
Bước 1: Rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch sau đó sát trùng bằng Javel, cồn 70 độ trong 5 phút.
Nếu bị bắn vào mắt mũi thì rửa bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút. Nếu bị bắn vào miệng thì súc bằng dung dịch Nacl 0,9% nhiều lần.
Bước 2: Đi khám ngay.
Bước 3: Uống thuốc kháng virus HIV càng sớm càng tốt, từ 2-6 giờ và trước 72 giờ sau khi bị phơi nhiễm.
Uống thuốc kháng virus HIV càng sớm càng tốt khi nghi ngờ bị phơi nhiễm
Bước 4: Xét nghiệm.
Bước 5: Uống thuốc có tác dụng phụ (sốt phát ban, buồn nôn…) cũng không được ngưng thuốc.
Bước 6: Ngừa lây nhiễm. Dù xét nghiệm âm tính vẫn cần phải dự phòng lây nhiễm bằng cách quan hệ tình dục an toàn, tiêm chích an toàn...
Bước 7: xét nghiệm lại, HIV âm tính vẫn phải kiểm tra lại sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.
Tập trung xử lý triệt để 24 người nghi ngờ phơi nhiễm HIV
Theo báo cáo của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum, nạn nhân bị HIV đã điều trị ARV nhiều năm bởi vậy xét về khoa học, khi người nhiễm HIV đã được điều trị ARV từ 6 tháng trở lên thì nồng độ virus HIV trong máu ở mức rất thấp (dưới ngưỡng ức chế) nên khả năng lây truyền sang những người khác rất thấp.
Đặc biệt, 24 người tham gia cứu hỗ lại được điều trị dự phòng phơi nhiễm ngay. Do vậy, hy vọng những người tiếp xúc trực tiếp với máu nạn nhân này sẽ không ai nhiễm HIV. Không chỉ vậy, việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV kéo dài liên tục trong thời gian 28 ngày, được tư vấn để theo dõi về tác dụng phụ có thể có của thuốc ARV, tư vấn hỗ trợ tâm lý, tuân thủ điều trị.
Sau đó, việc xét nghiệm HIV sẽ được làm lại sau 3 tháng theo quy định mặc dù nguy cơ có thể thấp nhưng những người bị phơi nhiễm chưa loại trừ khả năng đã nhiễm HIV.
Qua đó, các bác sĩ khuyến cáo 24 người trong thời gian điều trị không được cho máu, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, nếu là phụ nữ đang nuôi con nhỏ thì không cho con bú cho đến khi loại trừ được tình trạng nhiễm HIV. Sau 3 tháng xét nghiệm lại nếu âm tính với HIV thì có thể khẳng định chắc chắn là họ không nhiễm HIV.
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo 24h.com.vn)
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng mắt
Bỏng mắt là một trong những tai nạn khá nhiều người gặp phải do nhiệt độ nóng hay các chất hóa học từ mỹ phẩm, nước tẩy rửa tiếp xúc với mắt. Nếu không biết cách sơ cứu đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. -
Cách xử lý khi trẻ bị kẹt ngón tay vào cửa
Khi vui chơi nhiều trẻ sơ ý nên thường bị kẹp ngón tay, ngón chân vào cửa khiến trẻ bị chấn thương ngoài da. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý có thể trẻ bị chấn thương nặng hơn, tâm lý trẻ bị ảnh hưởng. -
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau