Anh hùng Phạm Tuân nói về quy trình thoát hiểm khi máy bay chiến đấu gặp sự cố

6/17/2016 4:16:29 PM
Phi công quyết định càng sớm và càng chính xác, cơ hội sống sót càng cao. Thoát hiểm ra ngoài là biện pháp cuối cùng để phi công cứu tính mạng mình

 

“Ghế phóng có hệ số an toàn rất cao, thực tế lên đến 97%. Theo tôi được biết, trên thế giới đã có khoảng 10 lần phi công  ghế phóng K-36 gắn trên Su-30 để thoát hiểm và gần như tất cả đều an toàn”, Trung tướng Phạm Tuân nói.

Khi xảy ra bất kỳ tình huống nào ở trên trời, điều quan trọng nhất là phi công phán đoán tình huống xảy ra là gì, rồi xử lý tình huống đó ra sao. Trong thời khắc đó không xử lý được vấn đề thì đến một điều kiện nhất định hoặc độ cao nhất định (tùy loại máy bay), phi công bắt buộc phải nhảy dù. Phi công quyết định càng sớm và càng chính xác, cơ hội sống sót càng cao.

Cũng phải nói rõ, thoát hiểm ra ngoài là biện pháp cuối cùng để phi công cứu tính mạng mình. Trước đây, với các loại máy bay chậm, không có ghế phóng thì phi công phải trèo ra ngoài buồng lái tự giật dù thoát hiểm. Tuy nhiên, với những máy bay chiến đấu, đặc biệt là máy bay phản lực có tốc độ cao thì phải dùng ghế phóng.

Trung tướng Phạm Tuân nói về quá trình phóng ghế thoát nạn khi chiến đấu cơ phản lực gặp sự cố

Như ông nói, trong trường hợp không còn biện pháp nào khác thì phi công mới được thoát ra ngoài. Vậy khi phóng ghế thoát nạn, hoàn toàn do phi công quyết định hay phụ thuộc vào chỉ huy dưới mặt đất?

Thời điểm cần phải thoát ra ngoài máy bay hoàn toàn do phi công quyết định. Nhưng theo như quy định, trong trường hợp không khẩn cấp, phi công phải báo cáo về Sở Chỉ huy để Sở Chỉ huy trợ giúp phi công xử lý.

Nguyên lý hoạt động của ghế thoát hiểm được gắn trên chiến đấu cơ phản lực diễn ra như thế nào, thưa ông?

Khi máy bay gặp sự cố, phi công quyết định kéo ghế thoát hiểm, đầu tiên là nắp buồng lái bay ra. Sau đó các hệ thống bảo vệ toàn bộ cơ thể làm việc trong thời gian 0,3 - 0,4 giây thì quả đạn phát nổ đẩy phi công ra khỏi máy bay với gia tốc rất lớn. Gần như ngay lập tức tên lửa gắn dưới ghế thoát hiểm được kích hoạt đẩy phi công ra xa máy bay hơn nữa. Sau đó phi công được tách ra khỏi ghế, kèm theo đó là hệ thống dù bung ra đỡ lấy phi công.

Tuy nhiên, trong trường hợp phi công thoát ra ngoài máy bay ở độ cao lớn như 10.000 - 18.000 m nơi không khí loãng, nhiệt độ thấp, thì hệ thống dù không bung ra ngay. Hệ thống tự động trong dù sẽ giữ chậm, đưa phi công xuống độ cao phù hợp mới bung dù. Nhiều loại ghế hiện đại có kèm hệ thống cung cấp ôxy cho phi công.

Trên loại máy bay chiến đấu có 2 phi công, vậy ai sẽ là người ra quyết định kéo lẫy để kích hoạt ghế thoát hiểm?

Cả 2 buồng lái đều trang bị ghế thoát hiểm như nhau và chỉ cần một người kéo cần thì buồng lái phía sau sẽ được đẩy ra trước, gần như ngay lập tức thì buồng lái phía trước cũng được đẩy lên. Trong quá trình bay nếu máy bay gặp sự cố, trường hợp cả hai phi công còn tỉnh táo thì chỉ huy là người quyết định kéo cần thoát hiểm. Khi hai phi công thoát ra ngoài thì cơ hội sinh tồn là như nhau.

Ghế phóng K-36DM trang bị cho nhiều dòng tiêm kích, trong đó có Su-30MK2 và nhiều máy bay khác (Ảnh: Lao động)

Qua thực tiễn ông thấy cơ hội sống sót của phi công cao ở mức nào khi quyết định sử dụng ghế thoát hiểm thoát ra ngoài máy bay gặp nạn?

Ghế phóng có hệ số an toàn rất cao, thực tế lên đến 97%. Theo tôi được biết, trên thế giới đã có khoảng 10 lần phi công sử dụng ghế phóng K-36 gắn trên Su-30 để thoát hiểm và gần như tất cả đều an toàn.

Đi theo ghế phóng có đầy đủ hệ thống cứu sinh để phi công sử dụng trong các môi trường khác nhau như thức ăn, nước ngọt, thuốc, súng bắn pháo sáng, thiết bị liên lạc, áo phao, xuồng phao… Nghĩa là các thiết bị giúp phi công tự cấp cứu khi nhảy dù trên các địa hình đất và biển.

Phi công thoát hiểm ở khu vực đất liền và ngoài biển thì cơ hội sống sót khác như thế nào?

Nếu phi công chuẩn bị các tư thế nhảy dù tốt thì không có vấn đề gì lớn, chỉ là cách tiếp đất và tiếp nước khác nhau như thế nào thôi. Cái khó của phi công xuống nước là phải tỉnh táo để tháo dù khi tới mặt nước. Khi trời lặng gió nếu tháo không kịp cả hệ thống dù gồm dây, vải úp lên phi công cũng làm tình hình thêm phức tạp. Tôi nhớ năm 1972, phi công của ta sử dụng ghế phóng thoát nạn rồi, nhưng khi rơi xuống ngã ba sông gần nhà máy điện Phả Lại thì không thoát ra được.

Khi còn lái máy bay chiến đấu, có thời điểm nào ông phải cân nhắc đến việc phóng ghế thoát hiểm?

Thời gian tôi lái máy bay có 2 lần gặp sự cố phải cân nhắc đến việc thoát hiểm. Một lần động cơ ở tốc độ lớn nhất mà không làm cách nào kéo về nhỏ để hạ cánh. Lúc đó giáo viên hướng dẫn bay cách sân bay 5-6km thì tắt toàn máy để hạ cánh.

Lần còn lại là năm 1971, khi lái Mig21 bay ở độ cao 18.000m với tốc độ 1.600-1.700km/h, thì máy bay bị rung, sau đó tắt máy, do động cơ hóc khí. Khi máy bay bị tắt máy, cùng với quá trình hạ độ cao, tôi tắt bớt các công tắc, kéo tay ga về vị trí nhỏ nhất và sẵn sàng kích hoạt hệ thống thoát nạn.

Khi máy bay xuống độ cao 10.000m, tôi mở máy trở lại nhưng không thành. Máy bay xuống độ cao 8.000m, nhìn xuống phía dưới tôi thấy nhiều rừng núi (Tuyên Quang), nên nghĩ rằng bay đến đồng bằng thì kích hoạt ghế thoát hiểm. Tuy nhiên, quá trình đó tôi mở máy động cơ lại hoạt động. Thời gian bay về sân bay sau đó, máy bay rung bần bật nhưng tôi vẫn điều khiển được. Sau khi hạ cánh phát hiện thấy mấy lá của máy nén bị cong vênh.

Xin cảm ơn ông!

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo Dân trí)

Các tin khác

  • Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng.
  • Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây.
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau.
  • Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau
  • Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào?
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương.
  • Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan.
  • Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?