Walmart có lợi gì khi mua lại Jet.com với giá 3 tỷ USD
Vừa qua làng công nghệ Mỹ lại nóng lên với thương vụ gã bán lẻ khổng lồ Walmart mua lại Jet.com với giá 3 tỷ USD. Việc bỏ ra một số tiền lớn như vậy để mua lại Jet.com - một cái tên chỉ mới được biết đến tại thị trường Mỹ trong vòng một năm trở lại đây - liệu có là cái giá đắt với Walmart? Thương vụ này đang nói lên chiến lược gì từ chuỗi bán lẻ Walmart.
Lý giải về điều này Walmart cho biết việc mua lại Jet.com sẽ củng cố sức mạnh của Walmart trong mảng bán lẻ trực tuyến, giúp hãng đẩy mạnh hoạt động của mình trong lĩnh vực thương mại điện tử và tăng sự cạnh tranh trước Amazon và các đối thủ khác.
Theo tờ Businessinsider, giới kinh doanh không bất ngờ với bước đi của Walmart. Ngay từ đầu năm, họ đã cho thấy một kế hoạch chuyển mình mạnh mẽ. Việc đóng cửa gần 270 cửa hàng trên toàn cầu là quyết định "đau đớn", nhưng là chuyện không thể không àm bởi không còn muốn mang danh hãng bán lẻ lớn nhất thế giới, trong thời đại công nghệ số. Họ không còn muốn mang danh hãng bán lẻ lớn nhất thế giới, trong thời đại công nghệ số. Hành động này của Wal-mart là một trong những nỗ lực để bám đuổi sự phát triển của đối thủ Amazon và một loạt các nhà kinh doanh trực tuyến nhỏ hơn khác vốn đang phát triển rầm rộ trong thời gian gần đây.
Trang Forbes cũng đưa ra biểu đồ minh họa lý giải lý do Walmart mua Jet.com. Trong khi tổng doanh thu của Amazon, có đến gần 93% thu về từ mua bán trực tuyến. Trong khi đó, Walmart vẫn mãi ở mức 3%. Chưa thoát được cái bóng bán lẻ, Walmart còn phải mất nhiều chi phí cho mặt bằng, nhân công và vận chuyển hàng hoá.Trong khi nhu cầu mua sắm trực tuyến của khách ngày càng lớn, nhưng lượng hàng trực tuyến của hãng quá nhỏ: 10 triệu mặt hàng so với kho 200 triệu mặt hàng của Amazon. Jet.com sẽ phần nào giảm "cơn khát" của Walmart với 12 triệu mặt hàng nữa. Điều mà hãng bỏ ra rất nhiều tiền của và công sức nhưng vẫn ì ạch.
Trang CNNMoney dẫn nguồn tin từ Walmart cho biết, hãng này dự định vẫn giữ nguyên thương hiệu Jet, bởi nó đã quá thân thuộc với khách hàng trẻ. Walmart sẽ chỉ sử dụng nền tảng công nghệ của Jet để số hoá dần kho hàng của mình và từ đó tiết giảm chi phí kho bãi. Trang này cũng đưa ra dòng title cảnh báo: Amazon hãy thận trọng!
Để khẳng định quyết định đúng đắn của mình,trong thông báo chính thức, Walmart đưa ra một số lý do khiến hãng mua lại Jet.com
+Cơ hội mở rộng thị phần nhanh chóng: nhiều năm nay, Wal-Mart đã mở rộng ngành hàng bán trực tuyến để cạnh tranh với Amazon – công ty thương mại điện tử nắm giữ thị phần lớn nhất. Trong khi đó, Jet.com có 12 triệu sản phẩm khác nhau chỉ trong 1 năm ra mắt và tổng giá trị giao dịch chạm 1 tỷ USD.
+Tăng lượng khách hàng ở thành phố và khách hàng thuộc thế hệ thiên niên kỷ: hãng bán lẻ lớn nhất thế giới có đối tượng người mua thuộc nhiều thế hệ khác nhau, nhưng phần lớn tập trung ở khu vực ngoại thành. Tuy nhiên, Jet lại sở hữu cơ sở khách hàng tập trung tại các đô thị và các khách hàng thuộc thế hệ thiên niên kỷ (trong độ tuổi 18-34 và sinh trong khoảng thời gian 1982-1992). Bên cạnh đó, mỗi tháng Jet có thêm hơn 400 nghìn khách hàng mới.
+Nền tảng công nghệ đẳng cấp: Wal-Mart xây dựng danh tiếng dựa vào việc đảm bảo mức giá thấp nhất cho người mua – trùng với giá trị cốt lõi của Jet khi tập trung xây dựng thuật toán giúp người mua có thể tìm được mức giá tốt nhất với các đơn hàng trực tuyến. Điều này vô tình phù hợp phù hợp với chiến lược “giá rẻ mỗi ngày” Wal-mart. Jet cũng tìm ra phương thức giao hàng với chi phí tiết kiệm nhất.
+Thương hiệu hấp dẫn: Jet làm việc với 2.400 nhà bán lẻ và các đối tác, điều này một lần nữa giúp Wal-mart mở rộng ngành hàng.
Với thỏa thuận mua lại này, Walmart sẽ có quyền tiếp cận với một nguồn khách hàng dồi dào và có thu nhập tốt. Theo thống kê từ công ty nghiên cứu thị trường Kantar, các khách hàng của Wal-mart có thu nhập trung bình hàng năm khoảng 58.000 USD, trong khi các khách hàng của Amazon là 68.000 USD.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững
Công trình xanh là những công trình mà trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành có thể giảm thiểu các tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu, môi trường và sức khỏe của con người. -
Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững
Ô nhiễm môi trường và Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay. -
Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc
Mua sắm bền vững là một khía cạnh trách nhiệm xã hội liên quan đến phát triển bền vững. Thực tế mọi tổ chức đều có những tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. -
Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn
Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel, một kiến trúc sư người Thụy Sỹ, với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. -
Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020
Hơn 30 đường bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ mở bán từ ngày 29.2 đến 6.3.2020 với mức đồng giá chỉ 199.000 đồng/chiều. -
Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch của nước ta. Ngành du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất và có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc. -
Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. -
Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc chỉ có thể duy trì hoạt động trong 1 tháng tới. Với dòng tiền hiện nay, với khoảng 30% có thể chống đỡ vòng 2 tháng. Trong khi 18% có thể chống đỡ kéo dài hoạt động kéo dài trong 3 tháng. -
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi
EVFTA và EVIPA trở thành những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét và phê chuẩn.