Vốn FDI sụt giảm ở TP.HCM, vì sao?
Theo thống kê các số liệu tại TPHCM, mặc dù số lượng dự án cấp mới và dự án điều chỉnh tăng vốn đã tăng nhưng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào TP.HCM trong 7 tháng đầu năm lại sụt giảm 68% so với cùng kỳ 2015.
Theo số liệu của Cục Thống kê TPHCM, tính từ đầu năm đến trung tuần tháng 7, toàn thành phố có 448 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt hơn 638 triệu USD và có 78 dự án FDI đang hoạt động điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn tăng thêm 225,5 triệu USD.
Tính chung vốn các dự án mới và tăng thêm trong gần 7 tháng đầu năm nay, TPHCM thu hút được 863,6 triệu đô la Mỹ vốn FDI, chỉ bằng gần 34,83% số vốn cam kết so với cùng kỳ năm ngoái (cùng kỳ năm ngoái TPHCM thu hút được hơn 2,48 tỉ USD).
Về lĩnh vực bất động sản:
Một điểm đáng lưu ý trong thu hút nguồn vốn FDI mới của TPHCM từ đầu năm đến nay là vốn cam kết của các dự án mới đổ dồn nhiều vào lĩnh vực bất động sản, đạt 278,8 triệu USD (chiếm 43,7% tổng vốn cam kết) dù chỉ có 8 dự án đầu tư mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực này.
Về lĩnh vực kinh doanh thương mại:
Lĩnh vực này có số dự án đầu tư mới được cấp nhiều nhất với 168 dự án nhưng vốn đăng ký chỉ ở mức cao thứ hai, đạt 184,6 triệu USD, chiếm gần 29% tổng vốn cam kết mới. Trong khi đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vốn chiếm đến khoảng 70% vốn cam kết hiện nay của cả nước thì thành phố chỉ thu hút được hơn 70 triệu USD thông qua 26 dự án.
Về lĩnh vực thông tin- truyền thông:
Các lĩnh vực có vốn đăng ký cao kế tiếp đầu tư vào thành phố là thông tin-truyền thông có 64 dự án với tổng vốn cam kết đạt 33,4 triệu USD; khoa học-công nghệ có 86 dự án với tổng vốn đăng ký là 22,7 triệu USD; vận tải-kho bãi có vốn cam kết gần 15 triệu USD (30 dự án) và xây dựng là 11 triệu USD (19 dự án).
Trong khi đó, thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và số doanh nghiệp thành lập trên địa bàn thành phố trong cùng thời gian trên lại có sự gia tăng cao. Cũng theo cơ quan thống kê, trong gần 7 tháng đầu năm nay, thành phố có hơn 20.000 doanh nghiệp được thành lập với tổng vốn đăng ký hơn 173.600 tỉ đồng, tăng 20,1% về số doanh nghiệp và tăng 56,5% về số vốn so với cùng kỳ năm ngoái.Mặc dù vậy, trong cùng thời gian trên, toàn thành phố 13.735 doanh nghiệp ngưng hoạt động.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch – Đầu tư TP.HCM nguyên nhân về sự sụt giảm nguồn vốn đầu tư nước ngoài, là do lượng đất trống trong các khu công nghiệp của thành phố không còn nhiều, đặc biệt tại các Khu công nghiệp có vị trí giao thông thuận lợi. Giá thuê mặt bằng tại các khu công nghiệp của thành phố thuộc hàng cao so với nhiều nơi trên cả nước dẫn đến khó khăn trong thu hút dự án mới.
Tuy nhiên Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong lại cho rằng những nguyên nhân đưa ra đều không xác đáng. Cần nhắc lại rằng, năm 2015, TP.HCM đã dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI với tổng số vốn đầu tư cam kết mới và tăng vốn là hơn 4,5 tỷ USD. Nếu so với con số này, thì kết quả hiện tại là quá khiêm tốn, trong khi năm 2016 đã đi gần hết nửa chặng đường.
Như vậy, để có thể đạt được kết quả khả quan trong thu hút vốn FDI của năm nay, TP.HCM phải trở thành “bến đỗ” cho các dự án FDI quy mô vốn lớn, thậm chí là các dự án tỷ USD trong thời gian còn lại. Hiện lãnh đạo thành phố đã yêu cầu Sở Kế hoạch – Đầu tư cùng các Sở có liên quan phải suy nghĩ tìm ra nguyên nhân và có giải pháp cụ thể.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững
Công trình xanh là những công trình mà trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành có thể giảm thiểu các tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu, môi trường và sức khỏe của con người. -
Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững
Ô nhiễm môi trường và Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay. -
Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc
Mua sắm bền vững là một khía cạnh trách nhiệm xã hội liên quan đến phát triển bền vững. Thực tế mọi tổ chức đều có những tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. -
Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn
Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel, một kiến trúc sư người Thụy Sỹ, với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. -
Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020
Hơn 30 đường bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ mở bán từ ngày 29.2 đến 6.3.2020 với mức đồng giá chỉ 199.000 đồng/chiều. -
Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch của nước ta. Ngành du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất và có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc. -
Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. -
Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc chỉ có thể duy trì hoạt động trong 1 tháng tới. Với dòng tiền hiện nay, với khoảng 30% có thể chống đỡ vòng 2 tháng. Trong khi 18% có thể chống đỡ kéo dài hoạt động kéo dài trong 3 tháng. -
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi
EVFTA và EVIPA trở thành những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét và phê chuẩn.