Việt Nam thiệt hại 30.000 tỷ đồng mỗi năm do...
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, các thiên tai như mưa bão, lũ lụt và động đất sẽ gây thiệt hại của cải vật chất cho Việt Nam 30.000 tỷ đồng mỗi năm.
Từ giao thông đến nông nghiệp, thời tiết tác động đến nhiều mặt của đời sống. Theo ước tính mới nhất của Ngân hàng Thế giới, mưa bão, lũ lụt và động đất sẽ gây thiệt hại của cải vật chất cho Việt Nam 30 nghìn tỷ đồng mỗi năm. Con số này vẫn sẽ còn tiếp tục tăng nếu không có sự rà soát cần thiết về cơ chế hỗ trợ tài chính đối với thiên tai từ cấp Trung ương tới từng địa phương.
Đất cạn nước, người dân mảnh đất Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và ĐBSCL cũng cạn kiệt nguồn sống. Trông chờ nguồn hỗ trợ chính từ ngân sách Trung ương. Tuy nhiên, trong đợt hạn mặn này, tới vài tháng sau khi có quyết định phân bổ tiền hỗ trợ, nguồn lực cần thiết vẫn bị nghẽn lại ở Trung ương.
Theo Ngân hàng Thế giới, tới 71% diện tích đất liền của Việt Nam hiện đang bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Dù trực tiếp hay gián tiếp, có tới hơn 60% dân số Việt Nam hiện đang bị ảnh hưởng bởi những thiên tai này.
Năm nay là năm đầu tiên nông nghiệp Việt Nam có mức tăng trưởng âm trong nửa đầu năm, do ảnh hưởng của hạn mặn. Ngân hàng Thế giới đưa ra khuyến nghị, cần sớm có sự rà soát tổng thể về cơ cấu tổ chức các quỹ hỗ trợ thiên tai.
Đồng thời cân nhắc áp dụng các chương trình bảo hiểm tài chính, để giảm thiểu tác động của thiên tai đối với nền kinh tế, và đối với từng người dân.
Theo genk
Các tin khác
-
Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững
Công trình xanh là những công trình mà trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành có thể giảm thiểu các tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu, môi trường và sức khỏe của con người. -
Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững
Ô nhiễm môi trường và Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay. -
Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc
Mua sắm bền vững là một khía cạnh trách nhiệm xã hội liên quan đến phát triển bền vững. Thực tế mọi tổ chức đều có những tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. -
Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn
Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel, một kiến trúc sư người Thụy Sỹ, với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. -
Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020
Hơn 30 đường bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ mở bán từ ngày 29.2 đến 6.3.2020 với mức đồng giá chỉ 199.000 đồng/chiều. -
Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch của nước ta. Ngành du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất và có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc. -
Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. -
Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc chỉ có thể duy trì hoạt động trong 1 tháng tới. Với dòng tiền hiện nay, với khoảng 30% có thể chống đỡ vòng 2 tháng. Trong khi 18% có thể chống đỡ kéo dài hoạt động kéo dài trong 3 tháng. -
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi
EVFTA và EVIPA trở thành những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét và phê chuẩn.