Việt Nam phát hành thành công 1 tỷ Đô la Mỹ trái phiếu ra thị trường quốc tế
Được biết, đợt chào bán trái phiếu lần này diễn ra đồng thời với giao dịch hoán đổi hai trái phiếu Chính phủ đã phát hành ra thị trường vốn quốc tế trước đó đến hạn thanh toán vào năm 2016 và 2020.
Theo đại diện Bộ Tài chính, đợt trái phiếu đạt mức lãi suất cố định 4,8%/năm, thấp hơn mức dự kiến là 5,125%/năm. Đây là mức lãi suất thấp nhất trong các đợt phát hành từ trước đến nay (lần lượt là 6,875%/năm và 6,755/năm đối với trái phiếu phát hành năm 2005 và 2010).
Thông báo của ngành tài chính cũng nêu rõ, tổng trị giá đăng ký mua trái phiếu của Chính phủ từ 437 nhà đầu tư quốc tế là trên 10,6 tỷ USD, gấp hơn 10 lần so với lượng chào bán ra là 1 tỷ USD. Trong số này, thống kê cho thấy, có 17% nhà đầu tư ở châu Á, 28% nhà đầu tư ở châu Âu và 55% nhà đầu tư ở Mỹ. Bên cạnh đó, thành công của đợt phát hành này là lãi suất phát hành thấp (4,8%/năm). Điều này giúp tiết kiệm được khoảng 32,5 triệu USD tiền thanh toán lãi trái phiếu Chính phủ (trong 10 năm).
Các ngân hàng là Deutsche Bank, HSBC và Standard Chartered Bank đóng vai trò là Tổ hợp quản lý cho đợt phát hành trái phiếu và giao dịch hoán đổi, mua lại các trái phiếu cũ. Trong đó HSBC là ngân hàng thanh toán và phân phối trái phiếu.
Như vậy, với việc phát hành thành công về lãi suất đối với trái phiếu mới lần này, đồng thời tận dụng thị trường vốn quốc tế đang diễn biến thuận lợi, nhiều khả năng Việt Nam sẽ tiếp tục chủ động tái cơ cấu danh mục nợ công hiện hành trong thời gian tới.
Hải Yến - Skcs.vn
Các tin khác
-
Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020
Hơn 30 đường bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ mở bán từ ngày 29.2 đến 6.3.2020 với mức đồng giá chỉ 199.000 đồng/chiều. -
Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch của nước ta. Ngành du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất và có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc. -
Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. -
Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc chỉ có thể duy trì hoạt động trong 1 tháng tới. Với dòng tiền hiện nay, với khoảng 30% có thể chống đỡ vòng 2 tháng. Trong khi 18% có thể chống đỡ kéo dài hoạt động kéo dài trong 3 tháng. -
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi
EVFTA và EVIPA trở thành những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
Giá trị đầu tư vào Startup công nghệ tại Việt Nam tăng
Một con số đáng chú ý về khởi nghiệp tại Việt Nam được chia sẻ trên trang VnExpress, lần đầu tiên trong lịch sử giá trị đầu tư vào Startup công nghệ tại Việt Nam vượt qua cả Singrapore. -
Truyền thông quốc tế nhận định về Hiệp định EVFTA giữa EU và Việt Nam
Ngày hôm qua 12/2 Nghị viện Liên minh châu Âu vừa bỏ phiếu thông qua Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam (EVFTA) sau gần 10 năm kể từ cuối năm 2010 khi hai bên đồng ý khởi đồng đàm phán Hiệp định. -
Đại dịch nCoV có thể gây tổn hại cho Trung Quốc đến mức nào?
Trước tình hình dịch bệnh do chủng virus corona mới (nCoV) đang ngày càng lây lan nhanh chóng và có thể đạt đỉnh vào tháng này, tờ The Diplomat nhận định, hậu quả về địa chính trị cũng như kinh tế của đại dịch sẽ vô cùng lớn. -
Bệnh dịch Corona ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới như thế nào?
Thị trường đông dân nhất thế giới đang ‘quay cuồng’ chống chọi với bệnh dịch Vũ Hán. Thì cùng với đó mọi hoạt động kinh tế của đất nước này cũng đang phải chịu những hậu quả lớn.