Về An Giang du lịch tâm linh

10/22/2015 9:45:29 PM
An Giang vùng đất miền Tây quen thuộc nhưng chứa đựng nhiều điều bí ẩn. Là một tỉnh duy nhất thuộc đồng bằng Sông Cửu Long có các dãy núi mang tính tâm linh như núi Sam - nơi có miếu bà Chúa Xứ, núi Cấm -– nơi có tượng Phật Di lặc lớn nhất Châu Á và những truyền thuyết dân gian thần bí,mảnh đất An Giang đã tạo nên những nét độc đáo cho riêng mình.

 

An Giang vùng đất miền Tây quen thuộc nhưng chứa đựng nhiều điều bí ẩn. Là một tỉnh duy nhất thuộc đồng bằng Sông Cửu Long có các dãy núi mang tính tâm linh như núi Sam - nơi có miếu bà Chúa Xứ, núi Cấm -– nơi có tượng Phật Di lặc lớn nhất Châu Á và những truyền thuyết dân gian thần bí,mảnh đất An Giang đã tạo nên những nét độc đáo cho riêng mình.

 

Miếu bà Chúa Xứ

 

Từ thành phố Long Xuyên đi khoảng 60km về hướng tây theo quốc lộ 91 là đến thị xã Châu Đốc nơi có ngọn núi linh thiêng mà đông đảo khách trong nước và ngoài nước tìm đến hành hương. Núi Sam có nhiều đền chùa, am cốc, đặc biệt trong số đó có miếu bà Chúa Xứ nổi tiếng hiển linh. Đây là một công trình kiến trúc rất đẹp và tôn nghiêm nằm dưới chân núi Sam. Hàng năm lễ vía Bà được tổ chức từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch. Từ sau tết nguyên Đán khách thập phương từ khắp nơi kéo về đông đúc hành hương, cầu phúc lộc và chiêm ngưỡng tạo nên không khí lễ hội đông vui. Ngoài ra du khách có thể chạy xe lên trên đỉnh núi Sam, ở đó du khách sẽ được mở rộng tầm mắt ngắm nhìn toàn cảnh Châu Đốc với dòng kinh Vĩnh Tế tuyệt đẹp.

 

Lăng Thoại Ngọc Hầu

 

Cách Miếu bà chúa Xứ khoảng 50m có Lăng Thoại Ngọc Hầu, đây là nơi thờ tự và an nghỉ của Thoại Ngọc Hầu -  Công Thần khai Quốc dưới Triều Nguyễn, người có công khai mở đất An Giang và hai bà vợ Châu Vĩnh Tế và Trương Thị Miệt. Lăng Thoại Ngọc Hầu là một lăng mộ cổ được xây bằng đá với kiến tạo hài hòa, nhìn ngắm từ xa du khách thấy cái uy nghi, hùng vĩ và rất tôn nghiêm cổ kính của một lăng mộ đáng được tôn vinh ông Thoại Ngọc Hầu.

 

Gần Lăng ông Thoại Ngọc Hầu có chùa Tây An là một trong những thắng cảnh đẹp nhất của núi Sam. Với lối kiến trúc đặc biệt và nguy nga của Ấn Độ. Chùa gồm ba ngôi lầu, chính giữa để thờ Phật, hai bên là lầu Chuông và lầu Trống. Từ ngoài thềm bước vào cửa chính, thấy ngay tượng Phật Quan Âm Thị Kính đang bồng đứa bé. Trong chùa có rất nhiều tượng các vị như : Phật, Tiên, Thánh, Kim Cang, Tam Hoàng…

 

Từ từ đỉnh Núi Cấm xuống hồ Thủy Liêm

 

Cách thị xã Châu Đốc không xa, du khách đi theo Quốc lộ 91 rẽ qua tỉnh lộ 948 đến thăm khu du lịch Núi Cấm, một địa danh gắn với nhiều truyền thuyết dân gian kỳ bí. Thiên Cấm Sơn (núi Cấm) nằm ở độ cao 760m so với mặt nước biển, là ngọn núi cáo nhất trong Thất Sơn và cáo nhất tỉnh An Giang. Núi Cấm không những được mệnh danh là “nóc nhà” của Đồng bằng sông Cửu Long mà còn chứa chất trong lòng cả một kho tàng những câu chuyện ly kỳ nhuốm màu sắc huyền bí.

 

Núi Cấm có dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, cây cối luôn luôn xanh tươi, phong cảnh đẹp và được ví như Đà lạt của Đồng bằng sông Cửu Long. Đại lão Lương y Ba Lưới tên thật là Nguyễn Văn Y, hiện là Trưởng ban Quản tự chùa Phật lớn trên đỉnh núi Cấm năm nay đã bước sang tuổi bách niên (Ông sinh năm 1913). Ông từng có hơn 70 năm gắn bó với núi Cấm và xác nhận nơi đây có rất nhiều người già cao tuổi nhưng vẫn tráng kiện hoạt bát mặc dù đã ở tuổi bách niên như Ông. Trên đỉnh núi Cấm, du khách có thể tham quan nhiều nơi như chùa Vạn Linh, chùa Phật lớn, nằm bên hồ Thủy Liêm, tượng Phật Di Lặc cao 33,6m lớn nhất Châu Á, tượng Phật Bà Quán Thế Âm cao 26,5m nguy nga trên đỉnh núi Cấm.

Suckhoecuocsong.com.vn

Các tin khác