Văn hóa Hàn Quốc mở đường cho kinh tế
Theo tờ báo này, những bộ phim như Trái tim mùa thu, Giầy thủy tinh, Hậu duệ mặt trời... đã tạo nên cơn sốt khiến nhiều người mê phim Hàn dẫn đến thần tượng diễn viên, mua các sản phẩm, bắt chước cách trang điểm, ăn mặc đi đứng của họ. Thậm chí, nhiều người mong ước một lần được đến xứ Hàn, để được đắm chìm trong những địa danh được nhắc đến trong phim. Qua những bộ phim này, làn sóng Hàn Quốc, là chất xúc tác thúc đẩy hàng hóa và các doanh nghiệp xứ kim chi tới Việt Nam.
Hai thập niên nhìn lại, mới thấy Hàn Quốc không phải vô cớ đem các bộ phim “ăn khách” nhất của mình sang trình chiếu tại Việt Nam. Qua những bộ phim này, họ đã dần đi vào thị trường Việt Nam cũng như các nước châu Á bằng làn sóng Hàn Quốc “Hallyu” rất êm ái nhưng cũng đầy mạnh mẽ rồi lan rộng khắp châu Á với K-Pop, phim ảnh, thời trang... Người ta xác định làn gió Hallyu tại châu Á vào năm 2005 khi doanh thu xuất khẩu sản phẩm văn hóa của xứ Hàn lên tới 22 tỉ USD làm thay đổi rất mạnh những cái nhìn về xuất khẩu của Hàn Quốc: những sản phẩm xuất khẩu của Hàn Quốc đều ít nhiều dính dáng đến văn hóa.
Không quá lời nếu nói Hallyu đã là chất xúc tác thúc đẩy hàng hóa và các doanh nghiệp xứ kim chi tới Việt Nam. Hàn Quốc hiện trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, xét cả về số lượng dự án lẫn vốn đầu tư. Vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam tính tới tháng 6/2016 là 48,5 tỉ USD. Những tập đoàn hùng mạnh của Hàn Quốc như Samsung, LG, Kumho, Posco và Lotte... xác lập tên tuổi tại Việt Nam trong mọi lĩnh vực, từ công nghệ, bất động sản, cho đến thời trang, bán lẻ... Qua đó, các nhãn hàng thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm của Hàn Quốc trở thành những thương hiệu rất quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Lượng du khách Việt Nam đến Hàn Quốc tăng đều qua các năm: năm 2015 là hơn 160.000 lượt, 6 tháng đầu năm nay đã đạt 112.746 lượt.
Cũng theo tờ Nhịp cầu đầu tư, Hàn Quốc hiện trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam xét cả về số lượng dự án, lẫn vốn đầu tư. Vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam tính tới tháng 6/2016 là 48,5 tỉ USD. Hàng Hàn Quốc xuất hiện ở khắp các siêu thị.
Trong khi đó, lượng du khách Việt Nam đến Hàn Quốc, cũng tăng đều qua các năm. Nếu như năm 2015 là hơn 160.000 lượt, thì lượng khách Việt Nam qua Hàn Quốc hiện cũng đã gần bằng cả năm 2015.
Hiện tại, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc và Mỹ trong đóng góp doanh thu xuất khẩu cho Hàn Quốc. Năm 2015, Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc 26,7 tỉ USD các mặt hàng chủ yếu là điện thoại, linh kiện điện tử, máy móc...
Với đặc điểm này, Hàn Quốc đã xem Việt Nam là thị trường mục tiêu và không ngừng đầu tư mở rộng. Hoạt động đầu tư, giao thương mạnh mẽ đến mức Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc đã được ký kết đầu tháng 5/2015 và chính thức có hiệu lực từ 20.12.2015. Đáng nói là người tiêu dùng Việt Nam lại rất dung hòa trước làn sóng thâm nhập của hàng hóa Hàn Quốc. Đây có lẽ là thành công lớn nhất của nước này sau bao năm kiên trì theo đuổi mục tiêu chinh phục khách hàng Việt Nam qua con đường văn hóa nghệ thuật.
Hàn Quốc không phải là nước châu Á duy nhất thực hiện chiến lược xây dựng quyền lực mềm thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Nhật, Thái Lan từ lâu cũng đã đi những bước tương tự tại Việt Nam. Thập niên 90 là giai đoạn của những tiên phong và khai phá. Lúc bấy giờ, chưa nhà đầu tư nào vội đặt nhà máy, xí nghiệp hay bán sản phẩm. Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan cứ âm thầm, bền bỉ, mượn các đài truyền hình ở Việt Nam để phủ sóng phim ảnh.
Công cuộc truyền bá này thoạt đầu tưởng chỉ thuần túy về giao lưu văn hóa. Nhưng càng về sau, khi nhiều sản phẩm, dịch vụ của họ liên tục xuất hiện hoặc được nhắc đến một cách khéo léo, người ta mới biết, phim ảnh là bước dọn đường cho cả một chiến dịch thâm nhập kinh tế có tính toán, được chuẩn bị công phu và kiên trì. Ở một bước cao hơn, những quốc gia này tiến tới nâng cao giá trị “quyền lực mềm”, xác lập các giá trị văn hóa, kỹ thuật, tính nhân văn... để gây ảnh hưởng lên các nước khác.
Rõ ràng, Hàn Quốc đang thực hiện chiến lược xây dựng quyền lực mềm, thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tấn công vào các thị trường châu Á, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, theo các chuyên gia, trong bối cảnh này, thay vì chỉ tìm giải pháp đối phó cạnh tranh, doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể tìm cách bắt kịp chiến lược tạo sóng văn hóa, để mở đường cho kinh tế.
Đặc biệt, thay vì chỉ tìm giải pháp đối phó cạnh tranh, doanh nghiệp Việt Nam cũng nên tìm cách bắt kịp chiến lược tạo sóng văn hóa để mở đường cho kinh tế. Nhưng khó cho Việt Nam là biểu tượng văn hóa còn mơ hồ, thương hiệu quốc gia còn mờ nhạt, thương hiệu doanh nghiệp còn quá nhỏ bé. Các sáng tác văn học, phim ảnh, ca khúc… của Việt Nam không thiếu những tác phẩm tiêu biểu, nhưng lại chưa được khai thác đủ để tạo hiệu ứng lan tỏa và hỗ trợ cho kinh tế. Tương tự, giới văn nghệ sĩ Việt Nam cũng chưa tham gia vào việc dùng tài năng và uy tín cá nhân để góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước một cách bài bản, như Hàn Quốc, Nhật… đã làm.
Lác đác đâu đó chúng ta thấy một vài thành công của phim ảnh Việt Nam ở tầm vóc quốc tế để khai thác ảnh hưởng của văn hóa đại chúng. Gần đây nhất là bộ phim Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh, bộ phim trở thành tác phẩm điện ảnh Việt ăn khách thứ 2 trong lịch sử phòng vé nước nhà. Không chỉ vậy, tờ báo chuyên về phim ảnh của Mỹ còn có bài viết về bộ phim này. Phim không chỉ đạt nhiều giải thưởng lớn mà phim trường trở thành địa điểm tham quan của du khách. Đây có lẽ là những giá trị mà chính nhà đầu tư cho phim cũng không ngờ tới. Tuy nhiên, quá ít bộ phim có thể làm nên thành công để mơ tới một “làn sóng Việt Nam”, tuy nhiên có còn hơn không.
Trong khi đó, ngay cả ông Kang Cheol Keun, Chủ tịch Hiệp hội Giao lưu văn hóa quốc tế Hallyu, cũng từng nhận định: “Văn hóa truyền thống Việt Nam không thua kém bất cứ nước nào trên thế giới. Đối với các nước thế giới thứ ba, việc quảng bá văn hóa là con đường hữu hiệu để giới thiệu mình ra thế giới”.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững
Công trình xanh là những công trình mà trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành có thể giảm thiểu các tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu, môi trường và sức khỏe của con người. -
Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững
Ô nhiễm môi trường và Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay. -
Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc
Mua sắm bền vững là một khía cạnh trách nhiệm xã hội liên quan đến phát triển bền vững. Thực tế mọi tổ chức đều có những tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. -
Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn
Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel, một kiến trúc sư người Thụy Sỹ, với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. -
Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020
Hơn 30 đường bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ mở bán từ ngày 29.2 đến 6.3.2020 với mức đồng giá chỉ 199.000 đồng/chiều. -
Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch của nước ta. Ngành du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất và có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc. -
Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. -
Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc chỉ có thể duy trì hoạt động trong 1 tháng tới. Với dòng tiền hiện nay, với khoảng 30% có thể chống đỡ vòng 2 tháng. Trong khi 18% có thể chống đỡ kéo dài hoạt động kéo dài trong 3 tháng. -
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi
EVFTA và EVIPA trở thành những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét và phê chuẩn.