Từ 5/10 VN - EAEU FTA sẽ có hiệu lực tạo cơ hội phát triển cho doanh nghiệp
Mới đây Vụ thị trường châu Âu- Bộ Công thương cho biết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (VN - EAEU FTA) sẽ có hiệu lực vào ngày 5/10/2016. Điều này sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp trong nước.
Hiệp định thương mại tự do giữa một bên là CHXHCN Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á – Âu và các quốc gia thành viên (VN - EAEU FTA, bao gồm Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) VN - EAEU FTA đã được hai Bên khởi động từ tháng 3 năm 2013, qua 2 năm đàm phán với 8 phiên chính thức và nhiều phiên họp giữa kỳ. Ngày 29 tháng 5 năm 2015 Thủ tướng Chính phủ các nước đã thay mặt Nhà nước chính thức ký Hiệp định này tại Burabay, Kazakhstan. Ngay sau đó Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có văn bản thông báo việc hai Bên đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn và Hiệp định VN - EAEU FTA chính thức có hiệu lực từ ngày 05 tháng 10 năm 2016.
Sau khi VN - EAEU FTA có hiệu lực, hai Bên sẽ thành lập Ủy ban hỗn hợp, Ủy ban về Thương mại hàng hóa, Tiểu ban về Quy tắc xuất xứ để phối hợp triển khai hiệu quả, đồng thời giám sát việc thực thi Hiệp định.
Hiệp định VN - EAEU FTA là một Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới bao gồm các chương chính về Thương mại hàng hóa; Quy tắc xuất xứ; Phòng vệ thương mại; Thương mại dịch vụ; Đầu tư; Sở hữu trí tuệ; Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS); Quy tắc xuất xứ; Thuận lợi hóa hải quan; Phòng vệ thương mại; Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT); Công nghệ điện tử trong thương mại; Cạnh tranh; Pháp lý và thể chế.
Việt Nam là đối tác đầu tiên ký FTA với Liên minh sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường rộng lớn với 182,7 triệu dân và GDP đạt khoảng 2.200 tỷ USD.
Theo đó sẽ có gần 90% dòng thuế được cắt, giảm thuế quan nhập khẩu, trong đó 59,3% được Liên minh xóa bỏ ngay khi Hiệp định VN - EAEU FTA có hiệu lực là lợi thế rất lớn cho Việt Nam trong việc cạnh tranh với các nước khác trên thế giới.
Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ Hiệp định, đặc biệt là Chương Quy tắc xuất xứ, bao gồm các quy tắc xuất xứ chung cũng như quy tắc cụ thể của từng mặt hàng.
Việc Việt Nam ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (VN - EAEU FTA) đươc coi là một bước tiến mới mở ra nhiêu cơ hội, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững
Công trình xanh là những công trình mà trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành có thể giảm thiểu các tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu, môi trường và sức khỏe của con người. -
Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững
Ô nhiễm môi trường và Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay. -
Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc
Mua sắm bền vững là một khía cạnh trách nhiệm xã hội liên quan đến phát triển bền vững. Thực tế mọi tổ chức đều có những tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. -
Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn
Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel, một kiến trúc sư người Thụy Sỹ, với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. -
Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020
Hơn 30 đường bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ mở bán từ ngày 29.2 đến 6.3.2020 với mức đồng giá chỉ 199.000 đồng/chiều. -
Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch của nước ta. Ngành du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất và có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc. -
Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. -
Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc chỉ có thể duy trì hoạt động trong 1 tháng tới. Với dòng tiền hiện nay, với khoảng 30% có thể chống đỡ vòng 2 tháng. Trong khi 18% có thể chống đỡ kéo dài hoạt động kéo dài trong 3 tháng. -
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi
EVFTA và EVIPA trở thành những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét và phê chuẩn.