Trái cây hình thù độc đáo được săn đón dịp Tết
Bưởi bàn tay Phật
Xuất hiện lần đầu trên thị trường trái cây Tết vào năm nay, loại bưởi mang tên “Chắp tay bái Phật” hay còn gọi là bưởi lễ Cát Tường đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm, ưa chuộng của nhiều người dân. Được tạo hình từ quả bưởi Năm Roi không hạt với khuôn nhựa thiết kế 3D, loại bưởi này được trồng tại các nhà vườn thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long… Những cây bưởi có tuổi thọ khoảng 3 năm sẽ được lựa chọn làm cây nguyên liệu và để đạt tiêu chuẩn về hình dáng và có hương vị thơm ngon nhất thì loại quả này phải được chăm sóc tối thiểu 6 tháng .
Mỗi trái bưởi lễ Cát Tường thường nặng khoảng 0,8-1kg, khi tung ra thị trường có thể bảo quản ở nhiệt độ thường tối đa 8 tuần mà vẫn đảm bảo chất lượng và ruột bưởi vẫn có thể ăn được. Theo thông tin được công bố từ đơn vị trực tiếp trồng và phân phối sản phẩm ra thị trường, giá bưởi “Chắp tay bái Phật” được bán ra là 600.000 đồng/quả.
Đào tiên hồ lô
Năm nay, một nhà vườn ở Hậu Giang tiếp tục thành công với sản phẩm mới lạ từ quả đào tiên mà người dân hay trồng quanh nhà để làm thuốc hoặc chơi kiểng bằng cách tạo hình hồ lô độc đáo, có in chữ tài - lộc. Loại quả này đã được rao bán phục vụ Tết Ất Mùi với giá trên 1 triệu đồng/cặp.
Tuy là năm đầu tiên loại quả này ra mắt thị trường nhưng do hình dáng quả đẹp cộng với cái tên “đào tiên” rất ý nghĩa và phù hợp với dịp Tết nên đã có nhiều khách hàng từ nhiều nơi xuống tận vườn đặt mua.
Dưa hấu thỏi vàng
Dưa hấu thỏi vàng đã có từ vài năm trước, dù thị trường đã tạm “bão hòa” nhưng vẫn sẽ là mặt hàng hứa hẹn được nhiều người ưa chuộng bởi màu sắc, kiểu dáng tượng chưng cho sự may mắn và thịnh vượng. Những trái dưa hấu thỏi vàng có cân nặng khoảng 1,5 - 2,5kg sẽ có giá dao động từ 3 - 6 triệu đồng/cặp.
Bên cạnh dưa hấu thỏi vàng, năm nay cũng có sự góp mặt của một số dưa hấu hình thù tượng trưng khác như hình vuông, hình trái tim, hình hồ lô, hình siêu xe Mercedes-Benzs…
Dứa phụng
Loại khóm kiểng có kiểu dáng lạ mắt trông tựa như chim phụng với màu sắc độc đáo đang được xem là “hàng độc” phục vụ cho việc biếu tặng, bày mâm ngũ quả ngày Tết của người Việt. Theo các chủ kinh doanh, giá một khóm dứa phụng thường từ 200 - 300 ngàn đồng/trái và từ 500 - 600 ngàn đồng/cây tuỳ thuộc vào chất lượng. Loại trái này có thể để trưng đến hết Rằm tháng giêng và nếu trưng nguyên cây thì có thể giữ lâu hơn.
Để có các loại khóm này cung cấp cho thị trường, các thương lái thường phải đặt hàng từ trước tết khoảng 1-2 tháng. Tuy nhiên, khóm phụng có yêu cầu về hình dáng rất cao nên số trái đẹp mỗi vườn chỉ có khoảng 20 - 30%.
Củ cải đỏ
Là loại củ nhiều chất dinh dưỡng được các chị em yêu thích, với hình dáng tròn đầy, màu sắc đỏ thắm, củ cải đỏ đang trở thành loại cây “làm mưa, làm gió” trên thị trường trái cây trưng Tết Ất Mùi. Tượng trưng cho hình ảnh của sự tròn đầy, may mắn lại có thể ăn được nên những củ cải chất lượng hiện đang rất được ưa chuộng, có giá dao dộng từ 150 - 300 ngàn đồng/củ phụ thuộc vào hình dáng và kích cỡ.
Lê “nhân sâm”
Sở dĩ có tên gọi này bởi loại lê này có hình thù đặc biệt giống những trái nhân sâm mà chúng ta đã từng thấy trong phim Tây Du Ký. Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc, thế nhưng với hình dáng độc đáo như thế này, người dân Việt cũng đã bắt đầu săn tìm để đặt mua loại quả này nhằm phục vụ thờ cúng và trưng bày dịp Tết.
Được biết, một công ty ở Trung Quốc đã chế tạo ra những chiếc khuôn nhựa với hình dáng y như thật và kích thước vừa phải rồi gắn vào những trái lê non để cho ra đời thành phẩm như thế này. Giá mỗi quả lê được bán ngay tại vườn là 100.000 đồng/ quả, đắt gấp 10 lần so với loại lê bình thường.
Nói về yếu tố tâm linh, sự thành tâm bao giờ cũng đặt lên đầu. Thế nhưng, hiện nay, yếu tố thị trường và việc “mở miệng ra là tiền” của một bộ phận không nhỏ người trong xã hội đã dẫn đến sự lãng phí tiền của. Một mâm quả độc để thờ có giá vài triệu đồng, một lần mua đồ vàng mã cũng ngót nghét vài trăm ngàn đồng… Việc thờ những loại quả độc đáo, có hình thù kỳ quái không phải là điều sai và cần phải lên án song nó cũng phần nào phản ánh xu hướng lệch lạc trong giá trị sống của một bộ phận con người.
An Nguyên - Skcs.vn (Tổng hợp)
Các tin khác
-
Mách bạn những set quà tặng người yêu trong ngày lễ Valentine cực lãng mạn, ý nghĩa
Ngày lễ Valentine sắp đến gần, đây là dịp các đôi tình nhân thể hiện tình yêu của mình thông qua những lời chúc, món quà ý nghĩa dành tặng cho nhau. -
Điều kiêng kỵ không nên làm tránh xui xẻo trong ngày Tết Đoan Ngọ
Từ ngày xưa ông cha ta tin rằng trong hệ tiêu hóa thường có sâu bọ, nếu không giết đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và ảnh hưởng tới sức khỏe. -
Cà phê Espresso, Americano, Latte, Cappuccino, Mocha và Machiato các đặc điểm riêng, cách pha để phân biệt
Café là đồ uống không thể thiếu trong cuộc sống người dân Việt Nam và cả trên thế giới. Lượng quán café đặc biệt có Espresso, Americano, Latte, Cappuccino, Mocha và Machiato được liên tục mở Việt Nam và trên thế giới. -
Ruby: Hồng ngọc hợp với những mệnh nào?
Ruby loại đá ngọc được gọi Hồng ngọc màu đỏ, đá nằm trong nhóm corindon có thành phần hoá học Al2O3. Ruby kết tinh trong hệ ba phương. -
Tục lệ 'khắc dấu' trên đầu trẻ em ở nhóm dân tộc Houeda khiến ai chứng khiến cũng rùng mình
Bộ tộc ít người ở Châu Phi đã tồn tại một tục lệ lâu đời có tục 'khắc dấu' trẻ em như một hình thức để đánh dấu tuổi trưởng thành của những đứa trẻ. Tục lệ 'khắc dấu' này cũng được bộ lạc Benin khẳng định chúng là một thành viên trong gia tộc, hình thức làm đẹp. -
Tập tục 'Đánh kẻ tiểu nhân' xua đuổi cái xấu, cầu mong điều lành của người Hoa ở Sài Gòn
Sài Gòn là nơi tập trung nhiều nền văn hóa, chứa đựng những tập tục thú vị phải kể đến tập tục 'Đánh kẻ tiểu nhân' của người Hoa nhằm xua đuổi cái xấu, cầu mong điều lành, trút bỏ những bực dọc trong cuộc sống. -
Đầu năm bàn luận về việc cúng lễ và luật nhân quả
Những ngày đầu năm mới, gia đình nào cũng muốn đi lễ chùa, làm lễ giải hạn, cầu an cho cả gia đình một năm mới mạnh khỏe, an khang, thịnh vượng. Tuy nhiên tâm tư người đi lễ như thế nào? Cúng lễ và luật nhân quả ra sao? Cũng là một vấn đề thu hút sự chú ý của dư luận. -
Tổng hợp những bài văn khấn rằm tháng Giêng đầy đủ và ý nghĩa
Ngày Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Các gia đình người Việt lại sửa soạn mâm cỗ cúng gia tiên, hoặc lên chùa cầu bình an, may mắn cho năm mới. -
Bạn đã biết những điều cần kiêng kỵ trong ngày rằm tháng giêng?
ác cụ xưa có câu " Có thờ có thiêng, có kiêng có lành ” nên nếu tránh được những điều không hay thì sẽ tốt cho vận khí của bạn và gia đình. Ngày rằm đầu tiên của năm mới cũng vậy, bạn và gia đình cần tránh những điều không hay để một năm mới sung túc, may mắn. -
Hiểu đúng về lễ hóa vàng sau những ngày Tết cổ truyền
Với mong muốn có một năm mới may mắn, hanh thông nên nhiều gia đình ngoài việc thờ cúng tỉ mỉ còn chọn cả ngày hóa vàng tốt. Thông thường người ta hóa vàng vào ngày mùng 3 Tết. Tuy nhiên, lễ hóa vàng sẽ được tiến hành từ ngày mùng 4 đến ngày mùng 10.