Top 8 loại thảo dược chữa đầy hơi, chướng bụng cực hiệu quả

11/10/2023 06:33

Những loại thảo được chữa chứng đầy hơi, chướng bụng

Top 8 loại thảo dược chữa đầy hơi, chướng bụng cực hiệu quả

Chữa đầy hơi, chướng bụng bằng 8 loại thảo dược dưới đây giúp cho tình trạng chướng bụng, đầy hơi giảm rõ rệt, an toàn cho sức khỏe mà các loại thảo dược khá dễ tìm.

Chướng bụng, đầy hơi có thể khiến chúng ta khó chịu, ăn uống kém hơn. Từ xưa, các danh y đã sử dụng một số loại thảo dược như ngải cứu, tía tô, gừng tươi,… để trị chứng đầy hơi hiệu quả.

Những loại thảo được chữa chứng đầy hơi, chướng bụng

Gừng

Gừng có chứa Gingerols, shogaols có đặc tính chống viêm, giúp đường tiêu hóa hạn chế các vi khuẩn có hại phát triển.

Enzyme có tên Zingibain có trong gừng giúp cơ thể tiêu hóa protein, tăng nhu động ruột từ đó cải thiện chứng đầy hơi. Sử dụng vài lát gừng cho vào nước sôi như trà để uống giúp cải thiện chướng bụng, đầy hơi hiệu quả. Hay có thể dùng khoảng 0,5 - 1g bột gừng khô (tương đương 1 gói trà gừng) pha vào 1 cốc (240ml) nước đun sôi, ngâm trong 5 phút và uống khi trà còn ấm.

Bạc hà

Bạc hà có hương vị thơm mát từ lâu được biết đến là loại thảo dược chữa chứng đầy hơi, làm dịu các vấn đề về tiêu hóa hiệu quả. Bạc hà có chứa hợp chất flavonoid, hợp chất này có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào mast, một loại tế bào miễn dịch tồn tại nhiều trong ruột và có thể gây đầy hơi.

Khi sử dụng bạc hà còn giúp giảm co thắt ruột, do đó giảm bớt đầy hơi, đau do co thắt. Dùng dầu bạc hà ở dạng viêm nang còn có thể giúp giảm đau bụng, đầy hơi, giảm các vấn đề tiêu hóa khác.

Cách sử dụng bạc hà chữa chứng đầy hơi, chướng bụng khá đơn giản chỉ cần sử dụng 1 thìa 1,5 g lá bạc hà khô, hoặc 17g lá bạc hà tươi vào 1 cốc nước đun sôi (240ml), để ngâm 10 phút, sau đó lọc trà và uống khi còn ấm sẽ giúp cho tình trạng chướng bụng giảm rõ rệt.

Ngải cứu

 Ngải cứu hay ngải điệp thường sinh sống nhiều ở Việt Nam, phần lá và ngọn ngải cứu được sử dụng để ăn hoặc phơi khô dưới bóng râm mát để chữa một số bệnh như: an thai, điều hòa kinh nguyệt, đau bụng kinh, trị mụn, da mẩn đỏ ngứa ngáy, sơ cứu vết thương, trị chướng bụng, đầy hơi… Ngải cứu có công dụng diệt khuẩn, một trong những nguyên nhân gây đầy hơi. Pha1 thìa (1,5g) ngải cứu khô vào 1 cốc (240ml) nước đun sôi, đợi 5 phút và uống khi trà còn ấm giúp cải thiện tình trạng chướng bụng, đầy hơi hiệu quả.

Tía tô đất

Tía tô đất sở hữu hương vị gần giống như chanh, hương thơm mát giống như bạc hà nên còn được đặt với tên gọi khác là bạc hà chanh. Chúng là một trong những loại thảo dược chữa chữa trị các vấn đề tiêu hóa nhẹ như đầy hơi, chướng bụng. Sử dụng tía tô đất (bạc hà chanh) chữa chứng đầy hơi bằng cách ngâm 1 muỗng (3g) lá tía tô đất khô hoặc 1 gói trà trong 1 cốc (240ml) nước đun sôi trong 10 phút, để nguội bớt là có thể uống.

Hoa cúc La Mã

Hoa cúc La Mã được biết đến như một loại thảo dược dùng để trị bệnh khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn và viêm loét. Để pha trà hoa cúc chữa đầy hơi đúng cách có thể pha 1 thìa (2 - 3g) hoa cúc La Mã khô hoặc 1 túi trà vào 1 cốc (240ml) nước đun sôi, ngâm trong 10 phút và uống khi trà còn ấm.

Rễ cây khổ sâm

Pha trà từ rễ cây khổ sung có vị ngọt, hơi đắng có tác dụng giảm đầy hơi hiệu quả. Bởi rễ cây khổ sâm được sử dụng như một loại dược liệu giúp hỗ trợ chữa đầy hơi hay các vấn đề tiêu hóa khác.

Ngoài ra, dịch chiết rễ cây khổ sâm có chứa hợp chất iridoid, flavonoid giúp kích thích giải phóng chất thải, hỗ trợ chữa đầy hơi.

Để pha trà rễ cây khổ sâm đúng cách có thể dùng khoảng 1 - 2g rễ cây khổ sâm khô pha vào 1 cốc (240ml) nước đun sôi, ngâm trong 10 phút.

Rễ cây đương quy

Rễ cây đương quy có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa, tránh đầy hơi hiệu quả bằng cách pha trà để uống. Trà từ rễ cây đương quy được pha bằng cách dùng 1 thìa (2,5g) pha vào 1 cốc (240ml) nước đun sôi, ngâm trong 5 phút và uống khi trà còn ấm

Hạt thì là

Hạt của cây thì là được sử dụng để pha trà giúp chữa chứng đầy hơi hiệu quả. Trong y học cổ truyền, hạt thì là được biết đến là vị thuốc được sử dụng để trị một số bệnh tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, táo bón. Dịch chiết từ thì là giúp chống, ngăn ngừa viêm loét, giảm nguy cơ mắc đầy hơi.

Có thể sử dụng 1 - 2 thìa tương đương 2 - 2,5g hạt thì là pha vào 1 cốc (240ml) nước sôi, ngâm trong 10 - 15 phút là có thể uống giúp giảm tình trạng đầy hơi.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bật mí cách xoa bụng chữa đầy hơi cực hiệu quả

Chướng bụng, đầy hơi nên ăn gì giúp giảm nhanh

Khi bị tiêu chảy có ăn trứng được không?

Ruột non: Một số rối loạn, bệnh lý phổ biến và phương pháp điều trị

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột

Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột