Thuốc nhỏ mắt cho mèo: Cách nhỏ, lưu ý
Thuốc nhỏ mắt cho mèo khi nào nên sử dụng, những loại thuốc nhỏ mắt cho mèo phổ biến, cách nhỏ thuốc nhỏ mắt cho mèo
Thuốc nhỏ mắt cho mèo: Cách nhỏ, lưu ý
Mèo cũng giống chó, trong quá trình sinh sống chúng có thể mắc một số bệnh về mắt như: bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, đau mắt đỏ,…Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị cho mắt, bác sĩ thú y sẽ kê thêm thuốc nhỏ mắt cho mèo.
Thuốc nhỏ mắt cho mèo
Thuốc nhỏ măt cho mèo là những loại thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh về mắt của mèo như: đục thủy tinh thể, đau mắt đỏ, khô mắt, tăng nhãn áp,…Thuốc nhỏ mắt cho mèo có thể tồn tại ở dạng thuốc mỡ hoặc thuốc nước để nhỏ. Nhờ công thức an toàn, nên có tác dụng điều trị các bệnh về mắt cho mèo rất tốt, tránh tình trạng mệt mỏi mắt, đau mắt, điều tiết và kiểm soát tầm nhìn phù hợp cho mèo.
Thuốc nhỏ mắt cho mèo khi nào nên sử dụng?
Theo các bác sĩ thú y, khi mèo mắc phải một trong những bệnh về mắt dưới đây ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc uống, kết hợp với vệ sinh mắt sạch sẽ cho mèo, bác sĩ thú y sẽ chỉ định thuốc nhỏ mắt cho mèo để tình trạng bệnh nhanh chóng khỏi.
Nhiễm trùng mắt ở mèo
Mèo bị nhiễm trùng mắt do một vài tác nhân nào đó gây ra, để điều trị khi mèo bị nhiễm trùng, bác sĩ thú y sẽ kê thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn hoặc kèm theo thuốc kháng sinh để điều trị.
Mèo bị đau mắt đỏ (bệnh viêm kết mạc ở mèo)
Bệnh đau mắt đỏ hay bệnh viêm kết mạc ở mèo là tình trạng viêm ở kết mạc, lớp mô ẩm ướt che phủ về mặt của nhãn cầu, mặt trong của mí mắt. Bệnh đau mắt đỏ có thể xảy ra do chó bị nhiễm virus, vi khuẩn, dị ứng với các chất trong môi trường như phấn hoa, hóa chất,…Bệnh đau mắt đỏ ảnh hưởng đến khả năng nhìn của mèo nếu không được điều trị bệnh có thể nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng khác.
Mèo bị bệnh tăng nhãn áp
Bệnh tăng nhãn áp ở mèo là một bệnh lý mắt thoái hóa có thể ảnh hưởng đến mắt gây ra sự mất dần dần của cảm giác thị giác. Đây là tình trạng dịch lỏng ở mắt không thể chảy ra ngoài được. Do không thể chảy ra ngoài được nên sự tích tụ của dịch lỏng này tạo ra áp lực lên dây thần kinh thị giác dẫn từ mắt đến não của mèo. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh tăng nhãn áp sẽ khiến mèo bị mù 1 bên mắt hoặc cả hai bên.
Bệnh tăng nhãn áp ở mèo được phân làm 2 loại: tăng nhãn áp nguyên phát (di truyền) và tăng nhãn áp thứ phát (cấp tính)
Bác sĩ thú y sẽ xem xét các phác đồ điều trị khác nhau thường bao gồm thuốc nhỏ mắt thường được sử dụng trong điều trị bệnh tăng nhãn áp, sử dụng Steroid và thuốc giảm đau theo toa để giúp mèo giảm áp lực, giảm đau, giảm khó chịu,… Một số trường hợp mèo sẽ được chỉ định phẫu thuật, thực hiện liệu pháp cyclocry. Phẫu thuật có tác dụng giúp điều chỉnh tế bào kiểm soát quá trình sản xuất chất lỏng trong mắt mèo. Trường hợp mèo bị tăng nhãn áp nghiêm trọng bác sĩ sẽ khuyến nghị loại bỏ nhãn cầu mèo để bảo đảm sức khỏe, tính mạng của mèo.
Mèo bị đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể ở mèo hình thành trong ống kính của mắt, gây cản trở ánh sáng đến võng mạc, có thể dẫn đến mất thị lực. Bệnh tiến triển chậm trong nhiều năm và thường hình thành ở một hoặc cả hai mắt của mèo. Khi mèo bị đục thủy tinh thể thì mắt của chúng sẽ có màu trắng đục hoặc đục. Đục thủy tinh thể là một loại rối loạn nếu không được điều trị nhanh có thể dẫn đến mỳ lòa ở một hay cả hai mắt ở mèo. Nếu đục thủy tinh thể do đái tháo đường, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh gây nguy hiểm đến tính mạng của mèo.
Tùy thuộc vào tình trạng đục thủy tinh thể mà bác sĩ có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc phẫu thuật, uống thuốc để điều trị.
Quặm lông mi ở mắt mèo
Quặm lông mi ở mèo là do những sợi lông mi bị mọc ngược chọc vào phía trong mắt khiến mắt mèo bị đau, viêm loét giác mạc, chảy nước mắt và sưng mủ ở vùng mí mắt, hốc mắt gây khó chịu cho mèo, khiến thị lực gặp vấn đề.
Mèo bị dị ứng
Mèo bị dị ứng do các chất kích ứng từ môi trường, bao gồm phấn hoa, các sản phẩm tẩy rửa khiến mắt của mèo bị kích ứng,
Mèo bị khô mắt
Mèo bị khô mắt hay còn gọi là Keratoconjunctivitis sicca. Tình trạng này do sự rối loạn của màng phim nước mắt, khiến mắt của mèo hoặc chó không đủ ẩm. Nếu không được điều trị, mèo sẽ cảm thấy khó chịu, dùng chân gãi vào mắt hoặc dụi mắt vào đồ vật xung quanh để giảm bớt sự khó chiu.
Khi mèo bị khô mắt chó sẽ có biểu hiện như: mắt chớp nhanh, mí mắt thứ 3 lồi ra, có mủ trên khóe mắt, thay đổi sắc tố, đỏ mắt. Khi phát hiện mèo gặp tình trạng này cần đưa chó đến phòng khám để được thăm khám, điều trị sớm.
Mèo bị chảy nước mắt thường xuyên
Mèo bị chảy nước mắt thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm mắt hay bị khối u ở mắt. Tình trạng này có thể là do mắt bị bụi bẩn, bị vật lạ nằm trong mắt, mắt bị tổn thương ở phần niêm mạc, giác mạc và do tuyến nước mắt bị viêm, hay bị u.
Mèo bị đau mắt thông thường
Mèo bị đau mắt thông thường khiến mèo liên tục dụi mắt vào tay của chủ hoặc các đồ vật trong nhà, chảy nước mắt, có nhiều ghèn mắt, dùng chân để gãi,…Nguyên nhân mèo bị đau mắt thông thường do: bị bị ứng thời tiết do thời tiết thay đổi đột ngột khiến mèo chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của thời tiêt, môi trường sống của mèo có quá nhiều bụi bẩn khiến bụi, cát dính vào mắt mèo, cát vệ sinh mèo, mèo đang bị cúm
Dấu hiệu nhận biết bệnh đau mắt ở mèo
Đôi mắt là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng của mèo. Đôi mắt có nhiệm vụ giúp mèo quan sát, ngắm nhìn mọi thứ xung quanh, bày tỏ cảm xúc của mình với chủ nhân mỗi khi vui, buồn, đói, no. Nhưng khi đôi mắt của mèo bị bệnh khiến tầm nhìn của mèo bị ảnh hưởng, mèo đau đớn, khó chịu. Khi mèo bị đau mắt mèo sẽ xuất hiện các dấu hiệu như:
+ Mèo liên tục chớp mắt, nháy mắt, chảy nước mắt
+ Xuất hiện nhiều ghèn ở mắt
+ Thích dụi mắt vào các đồ vật trong nhà, tay của chủ nuôi
+ Dùng chân để gãi mắt
+ Liên tục chảy nước mắt, nước mắt có màu vàng xanh và sệt dính thậm chí là màu đen sẫm, rỉ sét.
+ Có ghèn mắt nhiều hơn bình thường
+ Phía trong mắt có thể bị sưng hoặc bị tấy đỏ
+ Sưng húp quanh mắt
+ Hắt hơi hoặc chảy nước mũi
+ Nhãn cầu có thể bị sưng nếu nghiêm trọng.
+ Khi nhìn vào mắt mèo sẽ thấy mắt có vệt màu trắng đục
+ Mèo có dấu hiệu mất thị lực
+ Di chuyển chậm chạp, đi kiểu dò dẫm nhất là trong ánh sáng yếu
+ Mèo bị đục thủy tinh thể do đái tháo đường sẽ có biểu hiện như sụt cân, đi tiểu thường xuyên, khát nước quá mức,…
+ Dịch tích tụ ở khóe mắt hoặc chảy xống mặt của mèo.
+ Một hoặc cả hai mắt của mèo có thể bị đỏ
Những loại thuốc nhỏ mắt cho mèo phổ biến
Khi mèo bị bệnh về mắt nhiều chủ nuôi thường sử dụng dung dịch nước muối để điều trị các bệnh về mắt cho mèo. Nhưng dung dịch nước muối chỉ có tác dụng làm sạch, rửa mắt, rửa các bụi bẩn, ghèn, nước mắt của mèo không có tác dụng chữa bệnh và điều trị bệnh dứt điểm. Do đó, để điều trị khỏi các bệnh về mắt cho mèo bên cạnh sử dụng các loại thuốc đặc trị dạng thuốc uống, tiêm hoặc sử dụng kháng sinh các bác sĩ sẽ kết hợp thêm các loại thuốc nhỏ mắt đặc trị để sử dụng cho mèo. Những loại thuốc điều trị cho mèo phổ biến như:
Thuốc nhỏ mắt Ofloxacin
Thuốc nhỏ mắt Ofloxacin sử dụng trong việc điều trị các nhiễm trùng mắt do các vi khuẩn gây ra viêm kết mạc và loét giác mạc.
Thuốc nhỏ mắt Saloge Eyedrop
Thuốc nhỏ mắt Bioline Tear Stain Remover
Thuốc nhỏ mắt: Bioline Tear Stain Remover được sử dụng để điều trị vi khuẩn gây ngứa mắt khiến chó bị chảy nước mắt.
Thuốc nhỏ mắt Prednisolone Acetate
Thuốc nhỏ mắt Prednisolone Acetate điều trị chó gặp tình trạng viêm kết mạc và nhiễm trùng giác mạc.
Thuốc nhỏ mắt Dexamethasone
Thuốc nhỏ mắt Dexamethasone sử dụng trong điều trị nhằm giảm đáng kể tình trạng viêm, giảm đau, tình trạng đỏ mắt đáng kể.
Thuốc nhỏ mắt Tobramycin USP
Thuốc nhỏ mắt Tobramycin USP trị đau mắt với 0,3% là thuốc kháng sinh, đặc trị nhiễm khuẩn trong mắt.
Thuốc nhỏ mắt Timolol Maleate
Thuốc nhỏ mắt này được sử dụng để điều trị các bệnh về tăng nhãn áp ở mèo
Thuốc nhỏ mắt Pilocarpine
Thuốc nhỏ mắt Pilocarpine sử dụng để điều trị các bệnh tăng nhãn áp, khô mũi
Thuốc nhỏ mắt Flurbiprofen
Thuốc nhỏ mắt Flurbiprofen điều trị chữa viêm mắt huyên kháng viêm, nhiễm trùng mà bệnh đau mắt có thể gây ra.
Thuốc mỡ bôi mắt Terramycin
Thuốc mỡ bôi mắt giúp chống nhiễm trùng, sử dụng khi chó bị đau mắt đỏ, loét giác mạc và viêm mí mắt.
Thuốc mỡ/nhỏ mắt Neo-Poly-Dex
Neo-Poly-Dex một loại thuốc steroid đa tác dụng, loại thuốc này tồn tại ở dạng dung dịch nước và dạng mỡ bôi. Thuốc điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn của mắt và mí mắt, giảm sưng và viêm mắt.
Thuốc nhỏ mắt Optimmune
Thuốc nhỏ mắt Optimmune sử dụng để giảm nguy cơ gây kích ứng và nhiễm trùng ở mắt.
Lưu ý:
Tuyệt đối không sử dụng thuốc nhỏ mắt của con người để nhỏ mắt cho mèo hay điều trị các bệnh về mắt cho mèo.
Hướng dẫn cách nhỏ thuốc nhỏ mắt cho mèo
Khi nhỏ thuốc nhỏ mắt cho mèo, bạn sẽ gặp phải tình trạng mèo phản kháng, giãy giụa, kêu gào, nhất định không cho bạn nhỏ thuốc nhỏ mắt cho chúng. Khi gặp phải tình trạng này hãy thực hiện theo các bước dưới đây.
Bước 1: Làm sạch mắt mèo bằng bông gòn thấm nước và vắt khô đi, lau sạch vùng xung quanh mắt mèo để loại bỏ ghèn và bụi bẩn.
Bước 2: Sử dụng khăn mềm để chặm khô vùng mắt vừa lau bằng bông gòn. Khi lau thật khéo để bông gòn hay khan mềm không bị trúng vèo mắt mèo, nếu bị trúng có thể mèo sẽ vùng chạy và khó khan cho vệ sinh mắt kế tiếp.
Bước 3: Đặt mèo ngồi vào lòng và dùng 2 chân kèm kẹp sao cho mèo thấy dễ chịu nhất. Một tay giữ phía dưới miệng mèo làm sao cho đầu của mèo không cúi xuống.
Bước 3 : Tay còn lại, dùng ngón tay nhẹ nhàng kéo nhẹ một mí của bên mắt mèo, khi mắt mèo mở mắt ra ta nhỏ một lượng dung dịch thuốc nhỏ mắt vừa đủ vào mắt mèo.
Bước 4 : Sau khi nhỏ mắt, dùng tay xoay xoay mí mắt của mèo để cho thuốc lan đều khắp mắt.
Bước 5: Dùng khăn mềm thấm vào khóe mắt của mèo sau khi nhỏ mắt.
Lưu ý:
+ Nếu mèo không chịu hợp tác, không chịu ngồi vào lòng của bạn hãy dùng khăn mền lớn, quấn từ dưới cổ xuống dưới chân, sao cho chân mèo nằm trong khăn rồi thực hiện các bước tiếp theo.
+ Nên duy trì tra thuốc nhỏ mắt cho mèo 2 lần/ngày sáng và tối.
+ Mỗi mắt chỉ nên nhỏ 1-2 giọt thuốc nhỏ mắt là đủ.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Thuốc nhỏ mắt cho chó: cách lựa chọn, sử dụng thuốc nhỏ mắt
+ Bệnh đục thủy tinh thể ở mèo: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
+ Bệnh tăng nhãn áp ở mèo nguyên nhân do đâu, cách điều trị
+ Bệnh đau mắt ở mèo: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh và điều trị
+ Bệnh viêm kết mạc ở mèo: ảnh hưởng, lây sang người không?
Suckhoecuocsong.vn