Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Mèo bị viêm dạ dày ruột chăm sóc như thế nào
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây để giúp mèo luôn khỏe mạnh.
Khi phát hiện mèo có những triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột chúng ta cần đưa tới phòng khám thú y để các bác sĩ thú y ổn định tình trạng của mèo. Sau đó sẽ xác định, điều trị nguyên nhân cơ bản gây viêm dạ dày ruột ở mèo.
Một số loại thuốc chống nôn dành cho mèo có thể được các bác sĩ thú y sử dụng để kiểm soát nôn mửa ở mèo. Nếu mèo bị dị ứng thực phẩm thì chúng ta cần cung cấp chế độ ăn uống đặc biệt để giảm nguy cơ phản ứng dị ứng thức ăn thêm. Nếu bệnh viêm dạ dày ruột ở mèo do vi khuẩn có thể sử dụng men vi sinh hoặc dùng kháng sinh để điều trị. Trường hợp mèo nhiễm ký sinh trùng cần dùng thuốc chống ký sinh trùng. Một số các chất kích thích vật lý, chẳng hạn như búi tóc, búi lông, đồ vật lạ có trong dạ dày, đường ruột của mèo có thể cần phải được phẫu thuật loại bỏ chúng,…
Chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột chuẩn xác
Chế độ ăn khoa học
Giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục sau khi điều trị bệnh viêm dạ dày ruột cần thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mèo, ổn định đường tiêu hóa sau điều trị. Nên cho mèo ăn các loại thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất được nấu chín kỹ.
Lựa chọn thịt lợn lạc, thịt gà, thịt thỏ,… cho mèo ăn, bởi chúng chứa nhiều hàm lượng protein cao không quá nhiều chất béo trong thực đơn hàng ngày. Dùng thịt bò, thịt gà, thịt lợn, thịt cừu,,...hầm khoặc kho, luộc cắt nhỏ cho mèo ăn. Tuy nhiên, những loại thịt bị ôi thiu tuyệt đối không cho mèo ăn nếu không tình trạng viêm dạ dày ruột trở nên nghiêm trọng hơn hoặc có nguy cơ tái phát trở lại.
Trong thực đơn hàng ngày của mèo nên bổ sung các loại rau xanh như đậu hạt, cà rốt, khoai củ, bí đỏ, rau muống, rau cải,…Bởi rau xanh cung cấp chất xơ và vitamin cho mèo. Trong khẩu phần ăn hàng ngày tốt nhất không dùng quá 30% lượng rau trong khẩu phần ăn của mèo vì bản chất tiêu hóa mèo là động vật ăn thịt.
Tuyệt đối không cho mèo ăn thịt sống và trứng sống, vì trong thịt sống và trứng sống dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa như: vi khuẩn thương hàn, trực khuẩn yếm khí, vi khuẩn E.coli. Không cho chó mèo ăn thức ăn ôi thiu, cho uống nước sạch không nhiễm bẩn.
Khi cho mèo ra ngoài môi trường nhà nên chú ý trông coi mèo cẩn thận, tránh để mèo ăn các thức ăn linh tinh ở bên ngoài hay ăn các đồ vật gây tắc nghẽn đường tiêu hóa của mèo.
Tẩy giun sán định kỳ
Nên thực hiện tẩy giun sán định kỳ cho chó mèo cứ 2-4 tháng tẩy 1 lần để ngăn ngừa các ký sinh trùng gây hại cho hệ tiêu hóa của mèo.
Vệ sinh nơi ở của mèo sạch sẽ
Ngăn ngừa nấm hại, vi khuẩn, virus gây ảnh hưởng tới mèo nên dọn dẹp nơi ở của mèo sạch sẽ, thay cát vệ sinh thường xuyên, sử dụng cồn sát khuẩn tại khu vực vệ sinh của mèo.
Cung cấp nước cho mèo
Khi mèo bị viêm dạ dày ruột chúng gặp các triệu chứng: nôn mửa, tiêu chảy nên cơ thể dễ bị mất nước. Do đó cần cung cấp nước đầy đủ cho mèo, nên sử dụng nước sôi để nguội cho mèo uống, thay nước thường xuyên, không cho mèo uống nước chưa qua xử lý.
Sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng
Một số loại thuốc kháng sinh, steroid, NSAID và các loại thuốc khác sử dụng trong thời gian dài, không đúng liều lượng được khuyến cáo có thể gây ra các cơn viêm dạ dày ruột. Do vậy khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y, tuân thủ liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Giải đáp thắc mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo
Suckhoecuocsong.vn