Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Chẩn đoán và điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. Vậy khi mèo bị viêm dạ dày ruột sẽ điều trị như thế nào?
Dạ dày, đường ruột của mèo có thể bị kích thích, viêm do thay đổi chế độ ăn uống, phản ứng với thuốc, viêm tụy, bệnh cường giáp, nhiễm khuẩn, phơi nhiễm độc tố, rối loạn tiêu hóa, tắc nghẽn dạ dày, tắc nghẽn ruột, virus, nhiễm ký sinh trùng (giun, sán) gây viêm dạ dày ruột ở mèo. Khi phát hiện các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, chướng bụng, nôn mửa, bỏ ăn, nằm một chỗ, đau khi chạm vào bụng, sốt cần đưa mèo tới các cơ sở y tế, phòng khám thú y để được chẩn đoán và điều trị tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, nguy hiểm cho hệ tiêu hóa, sức khỏe của mèo.
Chẩn đoán viêm dạ dày ruột
Sau khi thăm khám sức khỏe toàn diện mèo, cập nhật thông tin tiền sử bệnh, hoạt động của mèo tại nhà, chế độ ăn uống, các thực phẩm mèo ăn gần nhất,… nhằm giúp các bác sĩ thú y đánh giá được tình trạng bệnh của mèo do nguyên nhân nào gây nên để có phương pháp điều trị phù hợp.
Để chẩn đoán chính xác viêm dạ dày ruột cá bác sĩ thú y có thể thực hiện sinh thiết niêm mạc dạ dày, ruột
Trường hợp mèo bị viêm dạ dày ruột nhẹ, không có biến chứng nguy hiểm, bệnh sẽ tự khỏi nên không cần xét nghiệm chẩn đoán bổ sung. Nhưng đối với mèo bị viêm dạ dày ruột nặng hoặc mãn tính hơn các bác sĩ thú y sẽ thực hiện các phương pháp chẩn đoán bổ sung như:
+ Lấy mẫu phân của mèo để kiểm tra mèo có bị nhiễm ký sinh trùng, nấm hay vi khuẩn hay không. Nếu mèo bị nặng bác sĩ thú y có thể kiểm tra mẫu phân để tìm viêm dạ dày ruột xuất huyết (HGE). Máu có thể tìm được thấy trong chất nôn của mèo.
+ Chụp X-quang sẽ kiểm tra các dấu hiệu bệnh hoặc vật lạ có thể gây viêm dạ dày ruột.
+ Siêu âm để kiểm tra thêm lý do tại sao bụng mèo lại đau khi chạm vào.
+ Xét nghiệm máu giúp tìm kiếm các dấu hiệu nhiễm trùng, bệnh tật hoặc phơi nhiễm độc tố khác
+ Kiểm tra tổng quát sức khỏe của mèo
+ Nội soi
Điều trị viêm dạ dày ruột ở mèo
Điều trị viêm dạ dày ruột ở mèo hiệu quả, các bác sĩ thú y sẽ dựa theo nguy nhân cơ bản gây nên bệnh viêm dạ dày ruột. Các bác sĩ sẽ ổn định sức khỏe cho mèo nếu các kết quả xét nghiệm cho thất mèo bị mất nước, mất cân bằng điện giải do nôn, tiêu chảy. Nếu mèo bị tiêu chảy và nôn mửa tiếp diễn, bác sĩ thú y cũng có thể cho dùng các loại thuốc làm gián đoạn hoạt động của dạ dày và ruột.
Việc điều trị viêm dạ dày ruột ở mèo sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của tình trạng này. Đầu tiên, bác sĩ thú y sẽ tập trung vào việc ổn định sức khỏe cho mèo nếu các xét nghiệm cho thấy mèo bị mất nước nghiêm trọng hoặc mất cân bằng điện giải do nôn mửa và tiêu chảy. Nếu tình trạng tiêu chảy và nôn mửa tiếp diễn, bác sĩ thú y cũng có thể cho dùng các loại thuốc làm gián đoạn hoạt động của dạ dày và ruột như: thuốc chống nôn, men vi sinh, thuốc chống tiêu chảy, truyền dịch cho mèo.
+ Các bác sĩ có thể thay đổi chế độ ăn uống, dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc chống nấm hoặc thuốc chống ký sinh trùng
+ Trường hợp mèo bị tắc nghẽn trong dạ dày, đường ruột các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu cần thiết.
Sau khi được điều trị kịp thời, đúng cách bệnh viêm dạ dày ruột, mèo sẽ hồi phục nhanh chóng. Sau đó từ từ bắt đầu cho mèo ăn lại thức ăn nhạt mà không gây khó chịu cho dạ dày của mèo.
Tuy nhiên, nếu mèo tiếp tục nôn mửa, tiêu chảy từ 24 đến 48 giờ sau khi bắt đầu dùng bất kỳ loại thuốc hay phương pháp điều trị không phẫu thuật nào, hãy gọi cho bác sĩ thú y ngap lập tức hoặc đưa mèo tái khám để có phương pháp điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến sức khỏe của mèo.
Phòng ngừa viêm dạ dày ruột ở mèo
Phòng ngừa viêm dạ dày ruột ở mèo bằng cách đưa các loại thực phẩm, món ăn, thuốc và chất bổ sung mới vào chế độ ăn của mèo một cách từ từ để cho hệ tiêu hóa của mèo thích nghi dần.
Những đồ vật, thực phẩm không có lợi cho mèo không nên để cho mèo tiếp xúc gần. Nên tẩy giun hoặc cho mèo uống thuốc phòng ngừa ký sinh trùng đường ruột thường xuyên để giúp giảm nguy cơ viêm dạ dày ruột do nhiễm ký sinh trùng. Thiết lập môi trường sống của mèo sạch sẽ, gọn gàng. Lên lịch khám sức khỏe định kỳ với bác sĩ thú y để sàng lọc phân và lấy máu định kỳ nhằm giúp phát hiện các bất thường xảy ra.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Giải đáp thắc mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Suckhoecuocsong.vn