Thực trạng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam

8/2/2016 4:40:44 PM
Là một nước nông nghiệp nhưng Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước. 

 

Là một nước nông nghiệp nhưng Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước. Theo một thống kê gần đây cho biết mỗi năm, cả nước ta phải chi khoảng 3 tỷ USD để nhập khẩu hơn 8 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như ngô, đậu tương, bột cá, bột xương, một con số không hề nhỏ đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam.

Là đất nước nông nghiệp, xuất khẩu lúa gạo đứng trong “top” đầu thế giới nhưng Việt Nam lại thường xuyên chi hàng tỷ USD mỗi năm đểnhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, điển hình là mặt hàng ngô và đậu tương. Theo Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam, ngô trong nuớc chỉ đáp ứng 50% nhu cầu sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước. Do đó, theo tờ Thời báo kinh doanh chuyện phải đi nhập khẩu là điều đương nhiên.

Theo thống kê, chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã chi 1,16 tỷ USD nhập khẩu thức ăn và nguyên liệu. Trong khi, tăng trưởng của ngành thức ăn chăn nuôi của Việt Nam vẫn đạt đều tăng 13 - 15%/năm. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này có sự chi phối của khối ngoại. Khối ngoại đang nắm đến 70% thị phần thức ăn chăn nuôi của Việt Nam. Đáng chú ý, 1,1 tỷ USD trong 5 tháng để nhập thức ăn gia súc, nhập ngô khoai về, trong khi hơn 1,1 tỷ USD cũng là số tiền mà trong khi 6 tháng đầu năm Việt Nam chầy trật xuất khẩu gạo.

Trước thực trạng trên, tờ Thời báo kinh doanh viết “Đây là một nỗi buồn lớn”, khi vùng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi vẫn chưa phải là điểm mạnh ở một quốc gia nông nghiệp như Việt Nam .

Một số chuyên gia cho rằng,Việt Nam thường xuyên phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu thức ăn chăn nuôi là bởi trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cây trồng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chưa được chú ý thỏa đáng, chưa có chính sách khuyến khích hợp lý. Giá cả thị trường đối với các sản phẩm từ cây trồng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lên xuống thất thường, người dân phải tự chịu sự rủi ro. Đến nay, trong chiến lược phát triển nông nghiệp của Bộ NN&PTNT chưa thấy cơ cấu cây trồng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong quỹ đất canh tác nông nghiệp toàn quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam luôn thiếu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi giàu đạm, giàu năng lượng, thiếu khoáng vi lượng, thức ăn bổ sung, premix…

Qua đó, một số khuyến nghị đươc đưa ra: “Nên sớm quy hoạch vùng nguyên liệu” bởi nếu không sớm quy hoạch lại, đến khi Việt Nam chính thức tham gia TPP, khi thuế nhập khẩu áp mức 0%, không chỉ hạt ngô, mà sản lượng các sản phẩm nông nghiệp cũng phải nhập.

Các cơ quan quản lý Nhà nước cần chỉ đạo nghiên cứu thêm nhiều giống ngô năng suất cao, chuyên dùng cho chăn nuôi. Khi giống mới ra đời, Nhà nước có thể hỗ trợ nông dân có tiền mua, đồng thời người trồng cây thức ăn chăn nuôi được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật vào làm thức ăn chăn nuôi sẽ nhiều hơn.

Tổng hợp

Các tin khác