Thực phẩm có lợi cho người bị men gan cao

03/12/2024 16:54

Men gan cao nên ăn thực phẩm gì

Khi bị men gan cao nên ăn các loại thực phẩm nào giúp hỗ trợ cải thiện chỉ số men gan, cải thiện chức năng gan, phòng ngừa các bệnh lý về gan.

Men gan là hệ thống enzym hoàn chỉnh trong gan giúp tổng hợp và chuyển hoá chất, khi bị rối loạn có thể dẫn tới gia tăng hàm lượng giải phóng vào máu gây các biến chứng nguy hiểm. Các chỉ số men gan gồm ALT, AST, ALP, GGT, … nếu tăng vượt mức giới hạn so bình thường được gọi là men gan cao hay tăng men gan. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe như viêm gan, xơ gan, ung thư gan, viêm túi mật,…nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.

Trong quá trình điều trị men gan cao ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tập luyện thể thao, sử dụng thuốc theo chỉ định người bệnh cần thiết lập chế độ ăn lành mạnh giúp kiểm soát tốt men gan.

Các loại thực phẩm người bệnh men gan cao nên ưu tiên trong thực đơn hàng ngày gồm các loại thực phẩm giàu chất đạm, các vitamin, chất xơ, chất béo tốt, chất chống oxy hóa, giàu acid folic, giàu axit béo omega-3, sẽ giúp cải thiện chức năng gan, hỗ trợ quá trình phục hồi tế bào gan, giảm tổn thương gan, cân bằng chỉ số men gan, giảm hấp thu các chất béo xấu, giảm viêm, thúc đẩy quá trình tự phục hồi được diễn ra nhanh hơn,…

Những loại thực phẩm rất tốt cho người men gan cao

Thực phẩm giàu omega-3

Người bị men gan cao nên ăn các thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi,…những loại thực phẩm này có tác dụng cải thiện lượng mỡ trong gan, giảm tình trạng viêm và hỗ trợ chức năng gan, bảo vệ tế bào gan chống lại tổn thương oxy hóa, ngăn ngừa viêm.

Rau xanh, trái cây

Nên bổ sung các loại rau xanh, trái cây trong thực đơn hàng ngày của người bị men gan cao. Nên ăn các loại rau xanh, trái cây như rau muống, rau ngót, rau đay, cải ngọt, cải xoăn, rau cải mèo, rau cần, rau cải cúc, rau bina, xà lách, rau cải làn, rau ngót, rau cải xoong, rau cải thảo, đậu Hà Lan, cam, bưởi, quýt, bơ, việt quất, dâu tây, chuối, nho, chanh, táo, nam việt quất,… Bởi các loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất nên có tác dụng phục hồi chức năng gan, giảm lượng mỡ dư thừa tích tụ trong gan, thúc đẩy quá trình giảm mỡ, bảo vệ gan khỏi tổn thương, cân bằng chỉ số men gan, giảm hấp thu các chất béo xấu, giảm nguy cơ mắc bệnh gan và hỗ trợ chức năng gan khỏe mạnh, giải độc, giảm viêm, ngăn ngừa tổn thương gan do viêm,…

Tỏi

Tỏi có chứa chất chống oxy hóa cao cùng nhiều các các chất như allicin, nhóm vitamin B và vitamin C, nên khi sử dụng thường xuyên có tác dụng hỗ trợ cải thiện chức năng gan, gan loại bỏ một số chất phụ gia thực phẩm và hóa chất nguy hiểm, cân bằng chỉ số men gan cao. Ngoài ra, bổ sung chế độ ăn với tỏi có thể giảm trọng lượng cơ thể và lượng mỡ ở những người bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Do đó, tỏi góp phần giúp gan khỏe, phòng bệnh tốt hơn, bảo vệ lá gan khỏe mạnh.

Quả bơ

Bơ chứa nhiều các axit béo không bão hòa đơn nên có tác dụng giảm mức cholesterol trong máu, hoặc lipid máu và ngăn ngừa tổn thương gan, giảm tình trạng gan nhiễm mỡ, giảm phản ứng viêm và hỗ trợ chức năng gan, hỗ trợ phục hồi tế bào gan sau tổn thương.

Cà phê

Cà phê có tác dụng giảm viêm và tình trạng tổn thương trong gan nên rất có lợi cho người bị men gan cao, gan nhiễm mỡ, bảo vệ gan và giúp gan chống lại nguy cơ mắc ung thư.

Trà xanh

Uống trà xanh thường xuyên có tác dụng phòng ngừa ung thư gan, viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, hạ men gan, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đẩy mạnh cơ chế đốt chất béo của cơ thể, hạn chế các tổn thương tế bào gan, giảm thiểu nguy cơ phát triển tế bào ung thư gan.

Chất EGCG có trong trà xanh là một chất chống ôxy hóa mạnh, có khả năng chống viêm, chống vi khuẩn, loại bỏ các gốc tự do và chất độc ra khỏi cơ thể, phòng ngừa ung thư, bảo vệ tim mạch. Do vậy những người có tiền sử bệnh gan, người bệnh gan nhiễm mỡ, men gan cao, chỉ nên uống 2-3 ly/ngày, không nên uống quá nhiều, không uống khi đói vì có thể gây ảnh hưởng tới dạ dày, không sử dụng trà xanh sau bữa ăn hoặc uống sữa để tránh tình trạng hạn chế hấp thu các dưỡng chất khác

Các loại hạt

Các loại hạt như hạt chia, hạt lanh, hạt hướng dương, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, khi ăn đúng cách sẽ có tác dụng hỗ trợ giảm thiểu mỡ tích tụ bên trong gan, giảm nguy cơ tổn thương lên các tế bào, bảo vệ gan khỏi bị tổn thương, tốt cho hệ tiêu hóa, hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh tim mạch.

Quả mọng

Dâu tây, nho xanh, nho tím, việt quất, nam việt quất,… chứa hàm lượng chất xơ, chất chống oxy hóa cao, có khả năng chống viêm, vitamin C cao nên có tác dụng hỗ trợ chức năng gan, bảo vệ tế bào gan khỏi bị hư hại, giảm tình trạng viêm gan.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Những thói quen tốt giúp ngừa gan nhiễm mỡ hiệu quả

Những thói quen tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ cần bỏ ngay

Bị gan nhiễm mỡ độ 2 nên tránh ăn gì

Gan làm chức năng gì trong cơ thể

Hướng dẫn điều trị xơ gan, xét nghiệm

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Men gan cao nên kiêng gì để kiểm soát bệnh hiệu quả

Thực phẩm có lợi cho người bị men gan cao

Bị gan nhiễm mỡ nên uống cà phê như nào tránh gây hại gan

Những thói quen tốt giúp ngừa gan nhiễm mỡ hiệu quả

Ảnh hưởng gan nhiễm mỡ độ 3 với sức khỏe

Các loại trái cây giàu chất xơ tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ độ 3

Chế độ ăn khi bị gan nhiễm mỡ độ 3 cần chú ý điều gì

Những thực phẩm người bị gan nhiễm mỡ độ 3 nên tránh ăn

Kiểm soát gan nhiễm mỡ độ 3 nên ăn gì?

Bị gan nhiễm mỡ độ 2 nguy hiểm cho sức khỏe như nào?