Thời điểm vàng ăn mít không sợ nóng trong, phòng chống lão hóa
Thời điểm tốt nhất nên ăn mít có lợi cho sức khỏe, điều cần nhớ khi ăn mít để tránh nóng trong, làm đẹp da
Thời điểm vàng ăn mít không sợ nóng trong, phòng chống lão hóa
Mít là một trong những trái cây yêu thích của nhiều người chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Để ăn mít có lợi cho sức khỏe, không bị nóng trong, phòng chống lão hóa da hãy ăn mít trong thời điểm vàng này.
Mít là loại trái cây quen thuộc chúng được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, ngọt lịm. Mít có thể sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau mà còn được xem thực phẩm tốt cho sức khỏe. Mít chứa nhiều chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất và một số chất chống oxy hóa, cung cấp lượng calo vừa phải cho sức khỏe. Cứ 100gr mít có chứa tới 94calo, 24gr Carbs, chất xơ chứa tới 1,6gr, chất đạm 1.5gr, chất béo 0.3gr, cùng với nhiều vitamin A, C, vitamin B, vitamin B2, vitamin B6, canxi, sắt, magie, kali,…
Vitamin A, vitamin C có trong mít có thể giúp ngăn ngừa được nhiều bệnh tật, như phòng chống được chứng viêm xảy ra - liên quan đến nhiều bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, ung thư, giảm nguy cơ nhiễm virus. Các hợp chất thực vật khác như isoflavones, ignans và saponins có trong mít có tác dụng ngăn ngừa được một số bệnh ung thư nhờ loại bỏ được các gốc tự do gây hại cho cơ thể, cũng như làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào. Chất xơ trong mít có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng tăng đột biến hàm lượng đường trong máu
Ngoài vitamin C, mít còn rất giàu các chất dinh dưỡng thực vật như lignans, isoflavones và saponins có đặc tính chống ung thư và lão hóa. Khi ăn mít đúng cách, đủ số lượng sẽ ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng và bệnh quáng gà cũng như làm mờ nếp nhăn, phòng chống lão hóa da
Tuy nhiên, khá nhiều người gặp tình trạng ăn mít bị mụn nhọt, nóng trong vô cùng khó chịu nên không dám ăn mít. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết mít hay bất cứ loại quả nào không có khả năng gây nóng. Chính xác thì chúng có hàm lượng đường cao, ăn nhiều sẽ làm tăng đường huyết đột biến, dễ choáng váng, hoa mắt...
Thời điểm tốt nhất nên ăn mít có lợi cho sức khỏe
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, thời điểm vàng ăn mít chính là sau 1-2 giờ ăn bữa chính. Thời điểm này cơ thể không bị đói quá cũng không no quá như lúc mới ăn xong.
Khi ăn mít thời điểm vàng này lúc này sẽ giúp bụng dạ không bị ấm ách do quá no, tránh nguy cơ bị đầy bụng, khó tiêu do ăn vào lúc đói. Từ đó giảm tối đa nguy cơ nóng trong, giúp hấp thu chất dinh dưỡng có trong mít từ đó cung cấp dinh dưỡng, cùng khoáng chất giúp cho làn da luôn tươi trẻ.
Tuy nhiên, cũng nên tránh khung giờ chiều tối và tối bởi mít có hàm lượng chất xơ cao, ăn vào thời điểm này sẽ khó tiêu, gây cảm giác ấm ách, khó chịu vào ban đêm, khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng, vô tình gây hại sức khỏe tổng thể.
Những điều cần nhớ khi ăn mít để tránh nóng trong, làm đẹp da
Nên ăn mít kèm với những loại hoa quả khác
Một trong những điều cần nhớ khi ăn mít chính là nên kết hợp thêm một số loại trái cây khác khi ăn mít. Những loại trái cây khác không chỉ cung cấp thêm vitamin A, vitamin C, vitamin B6, vitamin 12,... và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như kali, sắt, magie, phot pho,... mà còn giúp bạn tránh ăn quá nhiều mít, hạn chế nóng trong. Khi ăn mít, chú ý nhai từng múi thật kỹ, nhất là mít dai vì mít cứng, khó tiêu, nhai không kỹ sẽ gây đau dạ dày.
Không ăn nhiều mít cùng lúc
Dù mít sở hữu hương vị thơm ngon, cùng vị ngọt hấp dẫn, nhưng khi ăn mít không nên ăn mít quá nhiều một lúc nên ăn số lượng vừa phải để tránh nóng trong, khó tiêu, đầy bụng. Mỗi lần ăn mít chỉ nên ăn 80-100g mít tươi, tương đương 4-5 múi, không nên ăn quá nhiều mít. Bởi khi ăn quá nhiều mít một lúc sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao, nóng gan, không tốt cho gan thận.
Hạn chế ăn mít nếu thuộc các nhóm đối tượng sau
Một số người đang gặp tình trạng như: bị rối loạn đường máu, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, suy thận mạn, sức khỏe yếu, người bị thừa cân, béo phì… cần hạn chế ăn mít tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Mít chứa nhiều đường, khi ăn nhiều sẽ sẽ gây cảm giác nóng trong người sau khi ăn nhất là nhóm đối tượng này sẽ có biểu hiện rõ ràng nhất. Do đó, để đảm bảo sức khỏe nếu chúng ta cũng nằm trong số các đối tượng trên thì nên hạn chế ăn mít hay hạn chế những loại quả nhiều đường nói chung
Bổ sung đủ nước và rau xanh khi ăn mít
Một số người đang gặp tình trạng nóng trong, cơ địa hay bị nổi mụn nhọt hoặc muốn phòng tránh tối đa nguy cơ nổi mụn nhọt do ăn mít nên bổ sung đủ nước và rau xanh khi ăn mít. Nên uống đủ 2-2,5 lít nước và 200-300g rau xanh mỗi ngày để việc ăn mít hạn chế tối đa nguy cơ nổi mụn nhọt cũng như nóng trong
Hướng dẫn cách chọn mít ngon, tránh mua phải mít sử dụng hóa chất
Hình dáng quả mít
Nên chọn những quả mít có hình dáng tròn đều, không có chỗ lõm, không méo méo, vẹo vọ. Những quả tròn đều cho nhiều múi hơn, những quả méo mó, vẹo vọ, lõm dễ bị sâu, cứng hoặc nhiều xơ, nhiều múi lép. Khi nhấc thử quả mít lên thấy nặng tay thì nên chọn vì những quả này sẽ nhiều múi, ít xơ.
Nhìn cuống quả
Quan sát cuống giúp bạn chọn được quả mít ngon, mít chín tự nhiên, mít đã già. Chẳng hạn như với mít tố nữ nên chọn quả có cuống dài 0,5 cm; mít tây thì là những quả có cuống dài 1-1,5 cm.
Về múi mít
Múi mít của những quả chín cây, chín tự nhiên, mít đã già thường có màu vàng óng, cùi dày, vị ngọt bùi, xơ mít màu vàng nhạt hoặc màu trắng.
Mít chín ép, múi cũng có màu vàng nhưng ăn cảm giác bị sượng, xơ mít màu vàng đậm như múi mít thì là mít chín ép, mít có tác động của thuốc
Độ mềm của vỏ mít
Nếu bạn mua cả quả để biết mít đã chín hay chưa hãy kiểm tra độ mềm của vỏ mít. Những quả mềm đều chứng tỏ mít đã chín, những quả vỏ cứng, gai rắn chắc thì mít vẫn còn xanh hoặc chưa chín. Những quả mít chín tự nhiên có phần mắt mở to, gai không nhọn, thưa hơn lúc trái còn xanh, những quả chín ép, chín do tẩm thuốc có gai nhọn, rất cứng và dà
Vỗ vào quả mít
Để biết được mít chín hay chưa hãy dùng tay vỗ nhẹ vào quả mít để nghe tiếng kêu. Nếu khi vỗ vào quả mít phát ra tiếng kêu bình bịch là mít đã chín và ngon nếu không thì là mít chưa chín
Nhựa của quả mít
Nếu khi bổ mít thấy mít ra ít nhựa và không có nhựa trắng thì đó là quả mít chín cây. Ngược lại, mít tiêm thuốc thường có nhựa trắng chảy ra từ trong ruột, do quả mít được hái xuống khi còn xanh và tác động của thuốc.
Mùi thơm
Những quả mít chín tự nhiên sẽ có mùi thơm rất đặc trưng, chỉ cần đi từ xa có thể ngửi thấy nhưng đối với những quả mít tiêm thuốc sẽ không ngửi mùi thơm đặc trưng như mít chín cây thậm chí không có mùi thơm gì.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Mít có tác dụng gì, bí quyết chọn mua mít ngon, cách làm mít nhanh chín
Bí quyết ăn vải không bị nóng trong, cách chọn vải ngon
Bật mí cách ăn mận để không bị nóng trong, cách chọn mận ngon
Bị nóng trong người hè này nên uống gì để thanh nhiệt, giải độc
Dưỡng da, giải nhiệt từ cây lô hội
Suckhoecuocsong.vn