Thắng cố đặt sản Lào Cai đã được cải biên như thế nào?

2/29/2016 4:16:07 PM
Đây là món ăn đặc trưng truyền thống của người Mông. Món Thắng Cố được chế biến từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn. Món thắng cố có ở vùng núi phía Bắc, nhưng ở Lào Cai lại mang một vị riêng đặc sắc không thể lẫn vào đâu được vì được chế biến từ “lục phủ ngũ tạng” của con ngựa.

 

Đây là món ăn đặc trưng truyền thống của người Mông. Món Thắng Cố được chế biến từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn. Món thắng cố có ở vùng núi phía Bắc, nhưng ở Lào Cai lại mang một vị riêng đặc sắc không thể lẫn vào đâu được vì được chế biến từ “lục phủ ngũ tạng” của con ngựa. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương được cho vào chảo xào, đun nhừ trong nước cùng với các loại thảo quả địa liền cùng với hạt dổi, củ sả, quế chi…, có thể nhúng thêm các loại rau. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó.

Thắng cố ngựa ở Bắc Hà là vẫn giữ được vị nhất, món ăn thu hút đông người nhất vì sự hiếu kỳ của du khách thập phương. Trong thời tiết xe lạnh của vùng đất Lào Cai, bát Thắng cố trở nên lôi cuốn hơn với hương vị đặc trưng quyến rũ, chảo Thắng cố sôi lục bục trên bếp lửa hồng nhìn khá bắt mắt bởi những miếng thịt, miếng mỡ vàng nhạt, đoạn lòng trăng trắng điểm xuyết những lá hành xanh ngắt dậy mùi thơm của thịt, của gia vị làm ấm lại lòng người. Một chén rượu rượu thóc Shan Lùng (Bát Xát), rượu ngô Bản Phố (Bắc Hà) được chưng cất bởi thứ men làm từ cây hồng mi khiến thực du khách tận hưởng được tinh hoa của đất trời ban tặng và dễ ngủ hơn khi đặt lưng xuống giường.

Cách nấu Thắng cố

Cách nấu thắng cố rất đơn giản.

Thịt và nội tạng ngựa được rửa sạch, ướp với gia vị truyền thống gồm 12 thứ: thảo quả, hoa hồi, quế chi, sả, gừng và nhiều thứ gia vị bí truyền khác. Rồi dùng một cái chảo lớn (chảo phải cũ không được dùng chảo mới), cho tất cả thịt và nội tạng vào xào cho đến khi miếng thịt se se cạnh thì đổ nước vào chảo và cứ thế ninh sôi sùng sục hàng tiếng đồng hồ trên bếp than hồng rực. Để nồi nước dùng được ngon, “đầu bếp” phải "chăm sóc" rất chu đáo: múc từng muỗng bọt ra để nước xương thêm ngọt, thêm trong. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương, được cho vào sau cùng và đun nhừ. Món Thắng cố có thể ăn cùng các loại rau giống món lẩu.

Những nồi thắng cố ở các phiên chợ vùng cao rất lớn, đủ cho vài chục người ăn, còn trong các nhà hàng, từ nồi thắng cố lớn, lúc ăn mới múc ra nồi lẩu rồi thái thịt ngựa thả vào.

Ngày nay, bạn có thể ăn thắng cố ở bất cứ đâu trên vùng đất Lào Cai nhưng để thưởng thức hương vị Thắng cố nguyên bản thì bạn phải đến phiên chợ của người H'Mông ở Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương. Tuy nhiên đây không phải là món dễ ăn, nếu bạn không đủ dũng cảm thì có thể dùng món Thắng cố đã được “cải biên”. Món này cũng vẫn là thịt ngựa và các bộ phận khác được hần nhừ nhiều tiếng với các loại thảo quả nhưng lúc này nội tạng ngựa được chế biến sạch có mùi thơm, ăn rất giòn, thịt ngựa bùi bùi, ngòn ngọt, nên không có mùi vị như nguyên gốc nữa. Phần đa người kinh dùng món Thắng Cố ‘phếch” này.

Lên Lào Cai mà chưa ăn thắng cố thì có thể coi bạn chưa đến với Lào Cai rồi. Hãy thử một lần cho biết bạn nhé. Chúng tôi đảm bảo bạn sẽ thích ngay mà.

Thắng cố đặt sản Lào Cai đã được cải biên như thế nào?

Suckhoecuocsong.com.vn

Các tin khác