Thách thức cho ngành du lịch châu Âu sau các vụ khủng bố
Châu Âu đang đối mặt với tình hình kinh tế chính trị bất ổn và những vụ khủng bố diễn ra liên tiếp trong thời gian gần đây khiến hàng trăm người dân vô tội thiệt mạng. Điều này gây lo ngại về an ninh dẫn đến số lượng khách du lịch đến châu Âu giảm mạnh, trong đó ngành du lịch nước Pháp đứng trước nguy cơ thất bát sau vụ tấn công khủng bố xảy ra ngày 14/7 tại thành phố Nice.
Ngày 20/7 Bộ trưởng Kinh tế Pháp cho biết ước tính, lượng du khách đến Pháp trong năm 2016 có thể sụt giảm lên tới 20%, thậm chí 30%. Vụ khủng bố tại thành phố Nice của Pháp xảy ra đúng vào mùa cao điểm du lịch tại một thành phố sống chủ yếu nhờ vào du lịch đang làm cho ngành du lịch của Pháp lao đao.
Tờ De Telegraaf của Hà Lan cho biết thành phố Nice và vùng Côte d’Azur là nơi có bãi biển dài và đẹp nhất của Pháp, nằm bên bờ Địa Trung Hải ấm áp, là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình châu Âu khi chọn Pháp làm nơi nghỉ hè. Tuy nhiên, sau vụ chiếc xe tải cố tình lao vào đám đông làm 84 người thiệt mạng vào đêm Quốc khánh Pháp vừa qua, nhiều khách du lịch đã tỏ ra e ngại khi tới đây. Nhiều báo châu Âu, như tờ De Telegraaf của Hà Lan còn lưu ý, độc giả đã đặt vé đi nghỉ ở đây “phải luôn luôn cảnh giác và tránh nơi đông người”.
Theo đánh giá, Nice là thành phố du lịch thứ nhì của Pháp, chỉ sau Paris, cũng là nơi khách du lịch có nhiều lý do để tiêu tiền: thức ăn ngon, phong cảnh đẹp, nhiều hoạt động thể thao, leo núi, tắm biển, nhiều sòng bài dọc tuyến đường ven biển dài tới 7km. Cũng theo tờ báo này, gần một nửa lượng khách du lịch tới Nice là người nước ngoài, trong đó đa phần là người Anh, người Mỹ, và các nước Bắc Âu. Đây là một khoản thu nhập đáng kể cho thành phố này. Bởi trung bình khách du lịch Pháp tới đây chỉ tiêu trung bình 63 EURRO/ngày thì người nước ngoài tiêu tới 97 EURO. Như vậy, với 5 triệu khách du lịch của năm ngoái thành phố Nice thu tới 1,5 tỷ EURO lợi nhuận ròng.
Tuy nhiên, theo tờ Le Temps của Thụy Sĩ, vụ khủng bố tại Nice vừa qua đã dội gáo nước lạnh vào hy vọng của ngành du lịch Pháp, vốn thụt giảm nghiêm trọng kể từ sau đợt khủng bố tại Paris. Theo tờ báo này: “Trong lúc du lịch Paris cố gắng gượng dậy sau các vụ khủng bố năm 2015, miền Nam nước Pháp vẫn là một trong số 5 thị trường du lịch lớn nhất của châu Âu”. Lượng khách đặt phòng khách sạn tại Paris giảm 15% từ đầu năm nay. Tuy nhiên tâm lý lo ngại tình hình an ninh bất ổn khiến khách du lịch nước ngoài ngại tới Paris và cũng không còn muốn tới Nice nữa.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững
Công trình xanh là những công trình mà trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành có thể giảm thiểu các tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu, môi trường và sức khỏe của con người. -
Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững
Ô nhiễm môi trường và Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay. -
Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc
Mua sắm bền vững là một khía cạnh trách nhiệm xã hội liên quan đến phát triển bền vững. Thực tế mọi tổ chức đều có những tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. -
Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn
Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel, một kiến trúc sư người Thụy Sỹ, với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. -
Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020
Hơn 30 đường bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ mở bán từ ngày 29.2 đến 6.3.2020 với mức đồng giá chỉ 199.000 đồng/chiều. -
Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch của nước ta. Ngành du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất và có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc. -
Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. -
Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc chỉ có thể duy trì hoạt động trong 1 tháng tới. Với dòng tiền hiện nay, với khoảng 30% có thể chống đỡ vòng 2 tháng. Trong khi 18% có thể chống đỡ kéo dài hoạt động kéo dài trong 3 tháng. -
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi
EVFTA và EVIPA trở thành những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét và phê chuẩn.