Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà?
Hoa quỳnh hay còn biết đến tên gọi khác là Dạ Quỳnh, hoa Nhật Quỳnh có thân dài, uốn lượn, không có lá khác với một số cây hoa khác, được chia thành các thùy rộng, dẹp, có độ rộng khoảng 1-5cm, độ dày khoảng 3-5mm.
Khi nở hoa các cánh hoa sẽ có màu trắng mềm mại, mỏng nhẹ, nhụy vàng, hoa thường mọc ở kẽ của những vết khía trên thân, hình chuông, giống chiếc kèn với 3-5 lớp cánh, chúng thường nở hoa khi màn đêm buông xuống, tỏa hương thơm dưới ánh trắng sáng, và được mệnh danh là “nữ hoàng bóng đêm”.
Do thuộc nhóm thân bụi, thân dạng tua dài, đẹp, mọc vươn dài, chúng thường mọc dựa hoặc bám trên trụ hoặc thân cây khác. Chúng không sống ký sinh mà chỉ sinh trưởng bằng cách hấp thụ dinh dưỡng từ chất mùn bám trên cây khác.
Vì yêu thích vẻ đẹp của hoa quỳnh, mùi hương dịu nhẹ, thanh khiết nên nhiều người muốn trồng trong nhà. Nhưng theo các chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc cây cảnh, các cây hoa thì không nên trồng hoa quỳnh trong nhà.
Bởi trong quá trình sinh trưởng của cây hoa quỳnh chúng cũng cần ánh sáng để sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, chống lại sự xâm nhập của nấm hại, sâu bệnh. Nếu trồng trong nhà sẽ khiến cây không đủ điều kiện ánh sáng để phát triển tốt khiến cây chậm phát triển, héo úa và chết dần. Ngoài ra, vào ban đêm, cây thường hút oxy và nhả CO2 sẽ khiến không gian trong nhà ngột ngạt và bí bách hơn gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thay vì trồng trong nhà chúng ta có thể trồng ở ban công, sân thượng, trước hiên nhà hay trong sân nhà giúp cây có đủ ảnh sáng để phát triển, phòng ngừa sâu bệnh, nấm hại tấn công, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe, vẫn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa quỳnh khi chúng nở.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa quỳnh điều trị bệnh
Các bài thuốc trị bệnh từ cây hoa quỳnh rất tốt
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.