Sự vươn lên ngoạn mục của ngành du lịch Việt Nam
Từ đầu năm 2016 đến nay du lịch Việt Nam luôn nhận được tín hiệu vui khi lượng khách du lịch trong và ngoài nước không ngừng tăng lên. Nhiều chuyên gia nhận định, ngành du lịch tiếp tục mang lại nguồn thu nhập đầy tiềm năng cho Việt Nam, trong bối cảnh nhu cầu lưu trú không ngừng gia tăng, nhiều dự án mới và triển vọng sẽ gia nhập thị trường trong vòng 10 năm tới.
Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch Việt Nam (VNAT), Việt Nam đã đón gần 108.750 lượt du khách Nga trong Qúy 1/2016, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Các chuyên gia phân tích của STR cho rằng nhờ những chính sách nới lỏng thị thực của Chính phủ, Việt Nam hiện được xem là một điểm đến an toàn hơn cho du khách Nga so với các địa điểm du lịch truyền thống khác.
Theo nhận định của ông Mauro Gasparotti – Giám Đốc Điều Hành Công ty Alternaty Việt Nam: “Ngành khách sạn của Việt Nam chỉ mới ở giai đoạn đầu trong chặng đường dài phát triển. Trong những năm qua, Việt Nam được xem là điểm đến du lịch hàng đầu đối với những du khách nghỉ dưỡng theo mùa và ưa thích khám phá các giá trị văn hóa. Hiện nay, Việt Nam dần được biết đến như một điểm đến du lịch quốc tế, với khí hậu thuận lợi, ẩm thực phong phú, nhiều bãi biển và nền văn hóa đa dạng, cũng như các tiện nghi đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế cho các du khách nước ngoài. Với việc mở rộng các sân bay quốc tế, cơ sở hạ tầng được cải thiện, nhiều khách sạn và các tiện ích giải trí có chất lượng tốt hơn, Việt Nam đang dần trở thành một điểm đến thay thế tuyệt vời so với các điểm đến du lịch lâu đời khác như Thái Lan hoặc Malaysia”.
Theo thống kê, lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam của VNAT tính từ đầu năm 2016 đến đầu tháng 5 năm nay, Việt Nam đã đón gần 3.248.634 lượt khách quốc tế, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm ngoái, với lượng du khách nhiều nhất đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Nguồn cầu du khách nội địa trong năm 2015 đã cho thấy mức tăng trưởng rõ rệt, tăng 48%, từ 38,5 triệu lượt năm 2014 lên đến 57 triệu lượt trong năm 2015.
Đồng sáng lập Alternaty Việt Nam,ông Rudolf Hever cho biết: “Những địa điểm du lịch mới nổi là một trong những yếu tố chính thu hút khách du lịch nội địa. Ông Rudolf nhận định rằng: “Quảng Bình và Ninh Bình là một trong những địa điểm du lịch mới nổi ghi nhận lượt du khách tăng đáng kể, du khách nhìn nhận nơi đây là địa điểm du lịch hấp dẫn. Điều này cũng cho thấy rằng người Việt Nam luôn mong muốn khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của mảnh đất quê hương”.
Tổng cục Du lịch cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2016, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 4.706.324 lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2015. Đây là kết quả đáng khích lệ của ngành du lịch Việt Nam trong nửa đầu năm 2016. Riêng tháng 6/2016, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 700.446 lượt, giảm 7,5% so với tháng 5/2016 và tăng 29,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, du lịch Việt Nam cũng đã phục vụ khoảng 32,4 triệu lượt khách nội địa. Trong đó, khách lưu trú đạt 15,8 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 200.339 tỷ đồng, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Được biết, năm 2016, ngành du lịch đặt mục tiêu đón 8,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 60 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 370 nghìn tỷ đồng của du lịch Việt Nam trong năm 2016. Kết quả đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2016 chính là tiền đề cho ngành du lịch hoàn thành tốt mục tiêu nói trên và cũng là những tín hiệu lạc quan của ngành du lịch nước ta.
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo vtv)
Các tin khác
-
Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững
Công trình xanh là những công trình mà trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành có thể giảm thiểu các tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu, môi trường và sức khỏe của con người. -
Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững
Ô nhiễm môi trường và Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay. -
Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc
Mua sắm bền vững là một khía cạnh trách nhiệm xã hội liên quan đến phát triển bền vững. Thực tế mọi tổ chức đều có những tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. -
Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn
Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel, một kiến trúc sư người Thụy Sỹ, với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. -
Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020
Hơn 30 đường bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ mở bán từ ngày 29.2 đến 6.3.2020 với mức đồng giá chỉ 199.000 đồng/chiều. -
Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch của nước ta. Ngành du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất và có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc. -
Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. -
Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc chỉ có thể duy trì hoạt động trong 1 tháng tới. Với dòng tiền hiện nay, với khoảng 30% có thể chống đỡ vòng 2 tháng. Trong khi 18% có thể chống đỡ kéo dài hoạt động kéo dài trong 3 tháng. -
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi
EVFTA và EVIPA trở thành những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét và phê chuẩn.