Sau lấy cao răng cần kiêng điều gì?

24/11/2023 08:23

Những điều kiêng kỵ sau lấy cao răng

Sau lấy cao răng cần kiêng điều gì để tránh làm ảnh hưởng đến men răng?

Kỹ thuật nha khoa lấy cao răng giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn sau quá trình tích tụ lâu ngày, hóa cứng trên răng gây mùi khó chịu, các bệnh về răng. Nhưng sau khi lấy cao răng, men răng trở nên nhạy cảm hơn, vậy chúng ta cần kiêng điều gì để bảo vệ răng?

Cao răng hay vôi răng là những mảng bám tích tụ, vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm trong khoang miệng. Cao răng có thể là những vụn thức ăn còn xót lại không được làm sạch, hay các chất khoáng trong miệng,... Qua thời gian chúng trở nên cứng và bám chặt vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi gây ra các vấn đề về răng như sâu răng, bệnh viêm nướu, viêm lợi, hôi miệng, ê buốt răng khi ăn uống, tụt nướu làm lộ chân răng, viêm nha chu, viêm niêm mạch miệng, viêm họng, tiêu xương ổ răng, viêm tủy răng, răng lung lay, rụng răng,…

Tại các cơ sở nha khoa cao răng sẽ được loại bỏ bằng máy siêu âm hiện đại, được thực hiện theo các bước chuẩn như sau:

Bước 1: Các bác sĩ nha khoa tiến hành thăm khám để xác định mức độ cao răng cùng tình trạng sức khỏe răng miệng, từ đó sẽ tiến hành tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất đối với từng đối tượng.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi lấy cao răng để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình lấy cao răng.

Bước 3: Có thể thực hiện gây tê tại chỗ nếu cần.

Bước 4: Loại sạch cao răng cùng các mảng bám xung quanh răng bằng dụng cụ chuyên khoa. Sử dụng các đầu lấy cao siêu âm làm rung và bật các mảnh cao răng ra khỏi bề mặt răng. Các bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện theo trình tự sao cho lấy hết cao răng ở các mặt của tất cả các răng, cả cao răng trên lợi và cao răng dưới lợi để đảm bảo cao răng được loại bỏ hoàn toàn.

Bước 5: Dùng các cây lấy cao răng cầm tay lấy các phần cao răng còn lại mà đầu siêu âm không lấy được ra khỏi bề mặt của răng.

Bước 6: Sử dụng các mũi khoan tốc độ chậm phù hợp làm sạch các mảng bám, các chất ngoại lai và làm nhẵn bề mặt răng và chân răng, tạo điều kiện kiểm soát mảng bám răng.

Bước 7: Tiến hành bơm rửa bề mặt chân răng, rãnh lợi bằng dung dịch ôxy già để giảm sự chảy máu lợi sau khi lấy cao răng.

Bước 8: Đánh bóng bề mặt các răng và chân răng giúp làm mịn, sáng màu hơn.

Bước 9: Vệ sinh lại răng miệng, khoang miệng để hoàn tất quá trình lấy cao răng.

Sau quá trình lấy cao răng chúng ta vẫn có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên sau khi lấy cao răng, men răng yếu đi, răng dễ bị mảng bám nhanh hơn và tạo cảm giác ê buốt khi uống nước, nhai thức ăn. Do đó, cần phải chăm sóc răng đúng cách và có chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như kiêng một số thực phẩm, thói quen xấu như:

Những điều kiêng kỵ sau lấy cao răng

+ Không hút thuốc lá sau khi lấy cao răng bởi sẽ khiến răng bị ố vàng, xỉn màu do răng sau khi lấy cao răng men răng mới bị bào mòn và dễ bị ám màu nhất nên cần kiêng kỵ

+ Do men răng và nướu chưa ổn định sau khi lấy cao răng, do vậy tuyệt đối không được tẩy trắng răng vì sẽ khiến răng ê buốt và gây kích ứng răng nướu.

+ Một số thực phẩm như bánh, kẹo, nước ngọt, bánh ngọt,… chứa nhiều đường, chất ngọt là tác nhân chính gây tình trạng sâu răng và viêm nhiễm nướu do vậy sau khi lấy cao răng nên hạn chế ăn.

+ Kiêng sử dụng đồ uống có ga, có cồn và các loại nước có màu bởi sau khi lấy cao răng sẽ dễ làm ố răng, xỉn màu răng.

+ Kiêng cắn móng tay, cắn nắp chai, nghiến răng khi ngủ để tránh làm sứt mẻ răng.

+ Kiêng ăn các loại thực phẩm quá nóng, quá cay, do sau lấy cao răng tại các cơ sở nha khoa, răng của chúng ta nhạy cảm nên khi ăn các thực phẩm này sẽ cảm gây ra tình trạng ê buốt

Sau khi lấy cao răng, men răng yếu đi, răng dễ bị mảng bám nhanh hơn, tạo cảm giác ê buốt. Do đó, cần phải chăm sóc răng đúng cách và có chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng cách uống nhiều nước lọc, đồ uống trong suốt, tăng cường chất xơ từ các loại rau củ, trái cây, sử dụng sữa tươi và các chế phẩm từ sữa, dùng các các loại hoa quả, trái cây như táo, chuối, cam,... giúp cung cấp lượng lớn vitamin giúp răng chắc khỏe ngăn ngừa hình thành cao răng.

Đừng quên đánh răng đều đặn 2 lần/ ngày, khi chải răng hãy chải từ trên xuống dưới, chải theo hình tròn, không nên chải răng theo chiều ngang, vì không có tác dụng làm sạch kẽ răng mà còn làm mòn chân răng, sử dụng bàn chải lông mềm, dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn, dùng nước súc miệng/ nước muối sinh lý để vệ sinh khoang miệng, nên lấy cao răng 6 tháng/lần, đồng thời thăm khám định kỳ 3-6 tháng để xác định cụ thể tình trạng răng, ngăn ngừa các bệnh răng miệng.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cách chăm sóc răng chuẩn sau lấy cao răng

Quy trình lấy cao răng chuẩn được thực hiện như thế nào?

Top 7 cách hay nhất giúp ngăn ngừa cao răng hiệu quả

Có nên nhổ răng khôn mọc lệch?

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột

Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột