Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây.
Nguồn nước sạch, rau xanh, trái cây, môi trường bị bão lũ, ngập lụt ảnh hưởng, các chất bẩn, bùn, rác thải, xác động vật chết,… có thể hòa trộn vào nước sạch, thực phẩm làm lây lan nhiều mầm bệnh nguy hiểm nhất là các vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa có trong môi trường như E.coli, lỵ, tả, thương hàn, lỵ amip, trứng giun đũa, giun móc Để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa sau mưa bão, ngập lụt chúng ta nên
Dùng nước sạch trong sinh hoạt
Cố gắng sử dụng nguồn nước sạch để vệ sinh cá nhân, ăn uống tuyệt đối không sử dụng nguồn nước đã bị nhiễm khuẩn, nhiễm nước mưa lũ. Nên sử dụng các loại nước đóng chai của các thương hiệu uy tín, tin cậy được kiểm định. Hãy xả toàn bộ lượng nước bên trong, sau đó tiến hành khử trùng bằng cloramin B. Bằng cách sử dụng 1 viên cloramin B 0,25g hòa trong một cốc nước, đổ trực tiếp cốc này vào nguồn chứa nước gia đình (25l).
Sau 30 phút là bạn có thể sử dụng nguồn nước sinh hoạt trở lại. Tuy nhiên dù có khử khuẩn nên đun sôi nước trước khi sử dụng.
Nếu không sử dụng cloramin B có thể thay thế bằng phèn chua bằng cách cho một ít phèn chua vào cốc nước rồi đổ trực tiếp vào nguồn chứa nước khoảng 20-25l và khuấy đều. Sau 30 phút cặn sẽ lắng xuống đáy là có thể sử dụng, đun sôi trước khi sử dụng.
Rửa tay thường xuyên, đúng cách
Sau bão lũ, vi khuẩn có thể lây lan qua tiếp xúc các vật dụng hàng ngày. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa hãy rửa tay thường xuyên, đúng cách. Nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, nhất là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với các vật dụng có nguy cơ ô nhiễm, vi khuẩn, virus,…
Nếu không có sẵn nước sạch, dung dịch sát khuẩn có cồn là lựa chọn thay thế giúp ngăn vi khuẩn, các tác nhân gây bệnh xâm nhập qua đường miệng, từ đó giảm nguy cơ phát triển bệnh đường ruột, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng,…
Rửa kỹ thực phẩm
Thực phẩm sau bão lũ nhất là các loại rau xanh, củ quả dễ bị ô nhiễm do tiếp xúc với nước bẩn, côn trùng và vi khuẩn trong nước lũ. Để đảm bảo an toàn hãy rửa kỹ thực phẩm trước khi sử dụng dưới vòi nước sạch hoặc các dung dịch rửa thực phẩm được khuyến nghị. Thức ăn tươi như thịt lợn, thịt gà, thịt bò, cá, trứng,…phải được nấu chín kỹ tránh ăn thực phẩm chưa chín kỹ, thức ăn tái, đồ sống dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn E.coli, Salmonella, Listeria phát triển, gây bệnh tiêu chảy và ngộ độc thực phẩm. Tránh sử dụng các thực phẩm có dấu hiệu hư hỏng như mốc, có mùi lạ, màu sắc thay đổi, thực phẩm bị ngấm nước mưa bão. Bảo quản thực phẩm trong môi trường an toàn, khô ráo giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm hại.
Trong và sau bão nhiều vùng bị cắt điện tạm thời, cắt điện dài ngày để khắc phục sự cố nên kiểm tra thức ăn trong tủ lạnh và tủ đá vì dễ bị hỏng. Nếu nghi ngờ có dấu hiệu không còn an toàn, cần bỏ ngay, không tiếp tục sử dụng các sản phẩm đó để nấu ăn.
Xử lý rác thải
Rác thải, bùn đất, nước bẩn sau lũ có thể trở thành nguồn lây nhiễm các bệnh nguy hiểm cho sức khỏe. Nên thu gom rác vào bao hoặc thùng chứa kín, tránh để rác tiếp xúc trực tiếp với môi trường xung quanh. Hãy tận dụng nước lũ để làm sạch các đồ vật khác trong nhà bằng cách dùng chổi nhựa, bàn chải nhựa để cọ rửa qua tường, các đồ đạc trong nhà bị nước lũ làm ngập như bàn, ghế, tủ, giường,… Sử dụng những ván thanh gỗ dài, xẻng, cuốc, cào để đẩy lượng bùn vào phía bên dìa đường, các bãi đất trống, vườn trồng cây, khơi thông đường ống nước thải quanh nhà, đường ống nước thải góp phần ngăn ngừa vi khuẩn lây lan.
Tăng cường miễn dịch của cơ thể
Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể sau bão lũ, bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa, hệ vi sinh đường ruột bằng cách tiêu thụ các thực phẩm chứa prebiotic, probiotic, ăn chất xơ từ rau xanh, trái cây tự nhiên: rau muống, rau ngót, rau đay, cải ngọt, cải xoăn, rau cải mèo, xà lách, bắp cải, đậu Hà Lan, hành tây, táo, trái cây họ cam quýt, quả mọng, nho,…, bổ sung một số loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, hạt quinoa, yến mạch, bột mì nguyên cám, ăn các thực phẩm giàu vitamin C, chất béo lành mạnh, uống đủ nước, tập luyện thể thao, giữ tinh thần lạc quan nhằm tăng cường hệ miễn dịch
Nếu xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy một hoặc nhiều lần, phân có thể có nhiều nước, trong phân có thể có máu, khó chịu ở bụng, đau quặn bụng thành từng cơn, sốt, nhức đầu, chóng mặt, thậm chí tụt huyết áp, hôn mê… cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý sử dụng thuốc.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Chế độ ăn bảo vệ hệ vi sinh đường ruột trong mùa mưa bão
Cách dọn dẹp nhà, bùn lầy sau mưa bão, ngập lụt đúng cách
Nhận biết ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết và cách xử lý
Vì sao không nên tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày mưa bão
Suckhoecuocsong.vn