Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Thực phẩm chứa nhiều chất xơ từ rau củ
Chất xơ là nhiên liệu mà các tế bào ruột kết sử dụng để giữ cho chúng khỏe mạnh. Chất xơ cũng giúp giữ cho đường tiêu hóa được lưu thông bằng cách giữ cho nhu động ruột mềm mại và đều đặn. Chất xơ là nhiên liệu mà các tế bào ruột kết sử dụng để giữ cho chúng khỏe mạnh. Chất xơ cũng giúp giữ cho đường tiêu hóa được lưu thông bằng cách giữ cho nhu động ruột mềm mại và đều đặn.
Một loại chất xơ vô cùng quan trọng có trong rau là prebiotic, chúng được lên men trong ruột kết bởi các vi khuẩn có lợi cho sức khỏe. Các sản phẩm của quá trình lên men này bao gồm các axit béo chuỗi ngắn, được cho là có lợi cho niêm mạc. Do vậy nên bổ sung các thực phẩm như trái cây họ cam quýt, măng tây, quả óc chó, đậu thận, đậu phộng, rau xanh lá, bông cải xanh, quả bơ, rau muống, rau mồng tơi, rau dền, rau ngót,…
Thực phẩm giàu probiotic
Thực phẩm giàu men vi sinh chứa các vi khuẩn sống có ích, góp phần ổn định hệ vi sinh đường ruột, tránh các bệnh về tiêu hóa hay gặp phải trong mùa mưa bão lũ lụt kéo dài như bệnh tiêu chảy, bệnh thương hàn, bệnh lỵ,... Để tăng cường hệ vi sinh đường ruột nên ăn các thực phẩm như các sản phẩm từ sữa, sữa chua, kefir và yakult. Trà kombucha là một loại đồ uống lên men khác có chứa các vi sinh vật có lợi này. Hay một số loại rau muối chua là nguồn cung cấp men vi sinh tốt gồm dưa cải bắp và kim chi. Tiêu thụ các sản phẩm đậu nành lên men như miso, natto và tempeh
Các thực phẩm chứa prebiotic
Prebiotic sẽ giúp cải thiện môi trường đường ruột, tăng cường sự đa dạng của vi khuẩn, vi sinh vật, điều chỉnh nồng độ của các vi khuẩn: tăng Bifidobacteria, giảm Turicibacter. Khi bổ sung các thực phẩm giàu prebiotic hay các sản phẩm có chứa prebiotic giúp phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại các bệnh lây truyền do muỗi gây nên. Một số thực phẩm chứa nhiều prebiotic như: táo, yến mạch, chuối, hạt chia, hành tây, tỏi, lúa mạch, măng tây, đậu lăng,… nên bổ sung thường xuyên trong thực đơn
Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Một số thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nên tiêu thụ thương xuyên như: quả việt quất, dâu tây, anh đào, mâm xôi, bông cải xanh, súp lơ trắng, cải Brussels, cải xoăn, cà chua, cà tím, ớt, nghệ, quế, gừng, quả óc chó, quả hạch Brazil, quả hồ đào, quả hồ trăn,... Bởi những loại này giàu các chất chống oxy hóa bao gồm vitamin A, vitamin C, vitamin E cùng nhiều các dưỡng chất khác vô cùng có lợi cho sức khỏe.
Thực phẩm chứa nhiều omega-3
Thực phẩm giàu omega-3 và các chất béo tốt có thể được tìm thấy trong các loại cá hồi, cá thu, cá tuyết, cá trích, cá hồi hồ, hạt lanh, hạt chia, hạt bí ngô, óc chó, đậu nành, dầu cá, dầu hạt lanh, dầu gan cá và dầu tảo,... Khi bổ sung thường xuyên các thực phẩm này sẽ giúp tăng cường các vi khuẩn có lợi trong đường ruột
Thực phẩm giàu protein
Đường ruột sau những ngày mưa bão có thể bị ảnh hưởng do đó để tăng cường sức khỏe đường ruột hãy bổ sung thực phẩm giàu protein giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp xây dựng, duy trì cơ bắp, các thực phẩm bao gồm: trứng, hạnh nhân, ức gà, yến mạch, phô mai Cottage, sữa chua Hy Lạp, sữa, bông cải xanh, thịt bò nạc, diên mạch, cá ngừ, đậu lăng,…
Uống đủ nước
Uống đủ nước hàng ngày giúp duy trì sự cân bằng của vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Uống đủ nước sẽ có ít các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiêu hóa hơn so với những người uống không đủ nước. Uống đủ nước còn giúp ngăn ngừa táo bón và là cách đơn giản để thúc đẩy sức khỏe đường ruột.
Ngoài ra, các thực phẩm sau bão lũ nhất là các loại rau xanh, củ quả dễ bị ô nhiễm do tiếp xúc với nước bẩn, côn trùng và vi khuẩn trong nước lũ. Để đảm bảo hãy rửa kỹ thực phẩm trước khi sử dụng dưới vòi nước sạch hoặc các dung dịch rửa thực phẩm được khuyến nghị.
Thức ăn tươi như thịt lợn, thịt gà, thịt bò, cá, trứng,…phải được nấu chín kỹ tránh ăn thực phẩm chưa chín kỹ, thức ăn tái, đồ sống dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn E.coli, Salmonella, Listeria phát triển, gây bệnh tiêu chảy và ngộ độc thực phẩm.
Tránh sử dụng các thực phẩm có dấu hiệu hư hỏng như mốc, có mùi lạ, màu sắc thay đổi, thực phẩm bị ngấm nước mưa bão. Bảo quản thực phẩm trong môi trường an toàn, khô ráo giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm hại. Nếu nghi ngờ thực phẩm có dấu hiệu không còn an toàn, cần bỏ ngay, không tiếp tục sử dụng tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe đường ruột.
Suckhoecuocsong.vn