Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

24/09/2024 08:13

Điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ, nước ngập lụt

Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành.

Nước lũ dâng cao không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, khó khăn đi lại mà còn gây các bệnh tiêu hóa như bệnh lỵ, bệnh tiêu chảy, bệnh thương hàn, các bệnh ngoài da như nấm da, nhiễm trùng da, bệnh ghẻ, viêm da tiếp xúc,…

Tại các khu vực chịu ảnh hưởng bởi bão lũ khiến nhiều khu vực bị ngập kéo dài trong nhiều ngày. Nhưng sau khi bão lũ đã rút dần khiến cho nhiều người ở các vùng bị ngập nước gặp phải các vấn đề về da liễu từ nhẹ đến nặng. Nguyên nhân gây các vấn đề về da do làn da của chúng ta tiếp xúc với môi trường nước bẩn, nước bị ô nhiễm do bão lũ gây nên.

Thông thường, làn da của chúng ta vốn dĩ có lớp bảo vệ tự nhiên, nhưng khi ngâm mình trong nước bẩn quá lâu, da không được làm sạch đúng cách, da nhăn nheo, lớp bảo vệ da bị phá vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, hóa chất, chất gây hại xâm nhập và gây các bệnh về da.

Những bệnh về da thường gặp trong mùa mưa lũ

Nấm da

Môi trường ẩm ướt trong và sau bão lũ, da phải thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn, nước bị ô nhiễm sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển, gây ảnh hưởng đến làn da của chúng ta.

Nấm da thường tấn công ở các khu vực thường xuyên phải tiếp xúc với nước lũ như bàn chân, bẹn và thân mình. Khi bị nấm da chúng ta sẽ thấy ngứa, mụn nước, sưng tấy, xuất hiện các mảng đỏ, lở loét, ngứa, bong vảy.

Để điều trị bệnh nấm da có thể dùng một số loại thuốc như kem, thuốc mỡ bôi da hoặc bột trị nấm đối với các trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, với trường hợp bị nấm da nghiêm trọng nên đi thăm khám ở các cơ sở, phòng khám, bệnh viện da liễu tại đây bác sĩ có thể kê đơn thuốc đường uống, kết hợp dùng kem trị nấm để thoa lên vùng da nhiễm bệnh giúp cải thiện tình trạng bệnh, tránh lây lan sang vùng da lành.

Nhiễm trùng da

Vệ sinh không đảm bảo trong mùa mưa lũ, tiếp xúc nhiều với nước lũ bị nhiễm bẩn, môi trường sống không đảm bảo là nguyên nhân đến các bệnh nhiễm trùng da như chốc lở, mụn nhọt, viêm nang lông, viêm mô bào

Một số vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu có thể dễ dàng xâm nhập qua các vết thương hoặc tổn thương trên da như vết cắn của côn trùng, vết gãi, vết xước do va chạm với vật sắc nhọn trong quá trình lội nước,… gây ra các triệu chứng như sưng đỏ, đau, và chảy nước. Trong trường hợp nặng, da có thể bị loét hoặc hình thành mủ gây ảnh hưởng đến da.

Điều trị nhiễm trùng da sau mưa bão hiệu quả cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

+ Trường hợp nhiễm khuẩn da có thể được các bác sĩ điều trị bằng thuốc kháng sinh dạng bôi trực tiếp hoặc uống

+ Nhiễm virus ở da có thể được các bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị khác thay vì kháng sinh vì loại thuốc này chỉ có tác dụng đối với vi khuẩn. Ngoài ra, một số trường hợp bệnh do virus gây nên có thể tự cải thiện trong vòng vài ngày hoặc vài tuần.

+ Nhiễm nấm da có thể dùng thuốc chống nấm dạng kem hoặc thuốc xịt để điều trị.

+ Nhiễm trùng da do ký sinh trùng có thể dùng kem dưỡng da đặc trị do bác sĩ kê toa có khả năng điều trị dạng nhiễm trùng.

Ghẻ nước

Ghẻ nước không phải là bệnh nhiễm trùng mà đó là bệnh truyền nhiễm chúng có khả năng lây nhiễm rất cao, thậm chí lây qua môi trường trung gian. Ghẻ nước hay còn gọi là ghẻ ngứa, đây là bệnh lý về da do một loài côn trùng ký sinh trên da có tên khoa học là Sarcoptes scabiei hominis.

Bệnh ghẻ nước có sức lây lan nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời, từ vùng da nhỏ trên cơ thể người bị nhiễm có thể lây lan ra toàn thân, lây nhiễm cho người xung quanh. Bệnh có thể xuất hiện ở xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể nhưng đặc biệt xuất hiện nhiều tại các vùng da nhạy cảm như kẽ ngón tay ngón chân, lòng bàn chân, bắp chân, lưng, bụng,...

Khi da tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, di chuyển dưới làn nước ngập bị ô nhiễm khiến cho những con ghẻ bám vào, ký sinh trên bề mặt da, tiêu thụ một số tế bào trên da. Những con ghẻ sẽ đào hang và đẻ trứng vào bên trong da, những vị trí da người bị tấn công sẽ thấy ngứa ngáy không ngừng, nổi nhiều mẩn đỏ nối tiếp nhau, gây viêm nhiễm cho người bệnh.

Bệnh ghẻ nước là bệnh có sức lây lan nhanh chóng nhưng nếu được chẩn đoán, điều trị sớm bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi hoàn toàn. Sau khi chẩn đoán cơ thể mắc bệnh ghẻ nước có thể áp dụng một trong những phương pháp điều trị hiệu quả sau:

Sử dụng lá cây: Có thể sử dụng lá cây để chữa ghẻ đạt hiệu quả tốt như sử dụng lá lá đào, lá xà cừ, lá ba chạc,...

Nước muối pha: Sử dụng nước muối pha để vệ sinh vùng da bị ghẻ, sử dụng nước muối pha loãng để rửa mặt hay tắm đều có tác dụng tốt đến việc điều trị bệnh tình. Tuy nhiên, nước muối pha chủ yếu chỉ có tác dụng làm sạch, vệ sinh vùng da bị nhiễm bệnh và hạn chế nhiễm trùng do các vi khuẩn khác gây ra chứ không thể tiêu diệt hoàn toàn loại côn trùng ghẻ này.

Dùng thuốc điều trị: Những loại thuốc có dạng bôi trực tiếp lên bề mặt da bị tổn thương. Một số dòng thuốc phổ biến hiện nay phải kể đến như: Thuốc D.E.P, Ivermectin, kem Permethrin 5%, kem Eurax, Benzyl Benzoate 33%, kem crotamiton 10%,...

Viêm da tiếp xúc

Trong nước lũ thường chứa nhiều các hóa chất ô nhiễm, hóa chất độc hại từ các khu công nghiệp, nhà máy, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa,… Khi làn da của chúng ta tiếp xúc trực tiếp với nước lũ có chứa các chất này, có thể dẫn đến viêm da tiếp xúc. Khi đó lan da sẽ xuất hiện các triệu chứng như dát đỏ, sưng nề và ngứa ngáy khó chịu, thường xuất hiện ở các vùng da tiếp xúc trực tiếp với nước như chân và tay, đùi, bẹn, lưng,…

Nếu bị viêm da tiếp xúc nhẹ có thể được các bác sĩ chỉ định dùng corticosteroid đường uống kết hợp với thuốc bôi dạng kem hoặc dạng mỡ. Giảm tình trạng ngứa do viêm da tiếp xúc có thể được chỉ định thêm thuốc kháng histamin đường uống c kết hợp với các loại Vitamin và kẽm để đẩy nhanh tốc độ hồi phục da.

Trường hợp bị viêm da tiếp xúc nặng có thể bác sĩ da liễu chỉ định dùng Corticosteroid đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch. Giảm cảm giác ngứa nghiêm trọng do viêm da tiếp xúc, thuốc kháng histamin được uống tường được chỉ định, có thể dùng 1 loại hoặc 2 loại kết hợp cả hai thế hệ. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm kháng sinh tại chỗ, vệ sinh sát khuẩn da, kết hợp uống các loại Vitamin A, vitamin C, vitamin E cùng với kẽm để đẩy nhanh tốc độ phục hồi da.

Phòng ngừa các bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài

+ Giữ cho cơ thể và quần áo luôn sạch sẽ và khô ráo trong mùa mưa lũ.

+ Rửa tay thường xuyên và vệ sinh các vùng da tiếp xúc với nước lũ bằng xà phòng và nước sạch.

+ Hạn chế tiếp xúc với nước lũ

+ Nếu phải tiếp xúc với nước lũ hãy đi ủng cao su dài, găng tay cao su khi tiếp xúc với các nguồn nước bẩn giúp bảo vệ phần da tiếp xúc với nước lũ.

+ Ngay khi phát hiện vết thương hoặc tổn thương trên da, cần làm sạch và băng bó cẩn thận, dùng thuốc sát trùng để ngăn ngừa nhiễm trùng.

+ Theo dõi tình trạng sức khỏe và da liễu, đặc biệt nếu có dấu hiệu bất thường như ngứa, sưng đỏ, lở loét,…

+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ trong và sau lũ

+ Mùa mưa lũ không nên đi tất ẩm, giày ẩm, mặc quần áo bị ẩm,…

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

Cẩn trọng mắc bệnh ghẻ nước khi mưa ngập thường xuyên

Viêm da tiếp xúc dị ứng: nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa chuẩn

Phân biệt vết thương do kiến ba khoang và các bệnh viêm da khác

Chống dị ứng da mặt, nổi mụn do đeo khẩu trang ngừa dịch Covid-19 cả ngày

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột

Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột