Sau "Cơn địa chấn chính trị" Brexit kinh tế Anh có thể diễn biến theo chiều hướng xấu
Quyết định rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) của người dân Vương quốc Anh đã gây ra hàng loạt biến động lớn về kinh tế, kéo theo hệ quả không tốt đối với nền kinh tế nước này. Những lời cảnh báo về thiệt hại kinh tế mà nước Anh phải đối mặt đã có những dấu hiệu rõ nét.
Đồng Bảng Anh, cổ phiếu sụt giá thê thảm
Đồng Bảng tiếp tục sụt giá kỉ lục, rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua, bất chấp nỗ lực của Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne trấn an thị trường tài chính.
Giá cổ phiếu của hai ngân hàng Royal Bank of Scotland và Barclays của Anh ngay lập tức đi xuống sau khi kết quả cuộc trưng cầu ý dân ý được công bố ngày 24/6. Đây là minh chứng rõ ràng cho thấy thời gian khó khăn của các ngân hàng “xứ sở sương mù” đã chính thức bắt đầu.
Ngân hàng Goldman Sachs cũng hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu thêm 0,1 điểm phần trăm xuống 3,1% cho năm 2016. Bên cạnh đó, GDP của Anh sẽ bị thiệt hại khoảng 2,75 điểm phần trăm trong 18 tháng tới do những biến động về thương mại sau chiến thắng của Brexit.
Tương tự, Goldman Sachs cũng hạ mức dự báo tăng trưởng năm nay của Anh xuống 1,5%, thấp hơn 0,5 điểm phần trăm so với dự báo trước đó. Đồng thời, ngân hàng này cũng hạ mức dự báo tăng trưởng năm 2017 của nước này xuống 0,2%, thấp hơn 1,8% so với dự báo trước.
Cụ thể, Goldman Sachs cho rằng giao dịch thương mại tại Anh sẽ yếu đi, đặc biệt là trong những ngành dịch vụ kỹ thuật cao như tài chính ngân hàng sang thị trường EU. Hơn nữa, những biến động và tương lai mờ mịt trong dài hạn của Anh sẽ khiến tăng trưởng ngắn hạn của nước này chịu ảnh hưởng nặng do các nhà đầu tư tạm dừng rót vốn để chờ đợi những tín hiệu an toàn hơn.
Ngoài ra, nhu cầu nội địa tại Anh sẽ chịu ảnh hưởng, đặc biệt là đối với hàng nhập khẩu do đồng Bảng mất giá mạnh. Thêm vào đó, khả năng phá giá đồng tiền cũng như sự rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài có thể buộc chính quyền Luân Đôn thắt chặt thị trường tiền tệ nhằm giảm bớt rủi ro.
Theo báo cáo của Goldman, GDP của khu vực Eurozone sẽ giảm 0,5 điểm phần trăm xuống 1,25% trong vòng 2 năm tới. Trong khi đó, dự báo tăng trưởng nửa cuối năm 2016 của Mỹ cũng bị hạ từ 2,25% của dự báo trước xuống 2%.
Đối với các ngân hàng trung ương, Goldman nhận định Brexit sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) loại bỏ khả năng nâng lãi suất vào tháng 7 tới đây.
Dự báo của Goldman Sachs cũng cho thấy nhiều khả năng Ngân hàng trung ương Anh (BOE) sẽ cắt giảm 25 điểm phần trăm lãi suất xuống 0,25%, đồng thời nới lỏng chính sách tín dụng nhằm kích thích đầu tư. Trong khi đó, ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) được dự đoán sẽ tiếp tục hạ lãi suất nhằm đối phó ảnh hưởng của Brexit đối với tỷ giá đồng Yên.
Anh quyết định rời EU cũng đồng nghĩa với việc nước này có khả năng sẽ không còn là “cửa ngõ” để các ngân hàng Mỹ và châu Á tiếp cận thị trường châu Âu. Bên cạnh đó, những thay đổi về quy chế sau khi nước Anh rút khỏi EU cũng là rào cản hạn chế các ngân hàng Anh tiếp cận với các dịch vụ tài chính tại thị trường của 27 nước thành viên còn lại.
Ngành vận tải hàng không, bất động sản, thị trường chứng khoán cũng bị ảnh hưởng
Thị trường việc làm Anh được dự đoán cũng sẽ chứng kiến nhiều biến chuyển khi khu vực tài chính nước này đang thu hút hơn 1 triệu lao động. Không chỉ vậy, Brexit còn có thể đẩy ngành vận tải hàng không Anh vào giai đoạn khó khăn do không còn được hưởng lợi từ sáng kiến Bầu trời chung châu Âu (SES).
Lĩnh vực hàng không Anh được cho là đã hưởng lợi rất nhiều từ SES trong suốt hai thập niên qua. SES đã dỡ bỏ các rào cản thương mại trong lĩnh vực hàng không tại các nước thành viên EU. Do đó, khi Anh quyết định “chia tay” EU đồng nghĩa với việc “xứ sở sương mù” sẽ không còn được hưởng quyền tự do ấn định giá vé máy bay cũng như lộ trình bay tới các nước EU. Bên cạnh đó, một mức thuế mới cũng sẽ được áp dụng với các hành khách đến/đi khỏi Anh.
Ngay sau khi thị trường đón nhận thông tin người dân Anh chọn rời EU ngày 23/6, tại London, giá cổ phiếu của hai hãng hàng không EasyJet và International Airlines Group (IAG) của Anh đã ngay lập tức giảm lần lượt là 14,35% và 22,54%.
Hiệp hội Vận tải đường không quốc tế (IATA) cũng đưa ra dự báo lượng hành khách trong lĩnh vực hàng không của Anh có thể giảm từ 3-5% vào năm 2020, do sự suy thoái dự kiến của nền kinh tế Anh cũng như việc đồng nội tệ nước này giảm giá sau sự kiện Brexit.
Lĩnh vực bất động sản của Anh không nằm ngoài xu hướng trên, được dự đoán sẽ chịu tác động trực tiếp từ cú sốc Brexit trong năm nay, trong bối cảnhnền kinh tế đứng trước nguy cơ suy thoái và các ngân hàng, các doanh nghiệp có khả năng sẽ di dời khỏi Anh.
Nhật báo phố Wall cho rằng, sự sụt giảm ban đầu của đồng Bảng Anh và thị trường chứng khoán toàn cầu là nghiêm trọng, nhưng không phải cơn “đại hồng thủy”. Các nhà kinh tế đã ước tính Brexit có thể sẽ khiến GDP của Anh giảm từ 1%-6%. Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở khu vực ngoài EU có thể bị ảnh hưởng tới 0,2 điểm phần trăm.
Trong bài viết có nhan đề "Đây mới chỉ là khởi đầu của thảm họa kinh tế Brexit", tờ Thời báo New York cho rằng "những người Anh chọn rời khỏi EU sẽ phải trả cái giá lớn vì đã phớt lờ cảnh báo của các chuyên gia kinh tế". Hiếm khi nào các doanh nghiệp Anh lại đối mặt với tình trạng bất ổn như vậy, khi không biết Thủ tướng mới là ai, chính sách kinh tế mới sẽ ra sao.
Với tình hình bất ổn hiện nay tại Anh, các doanh nghiệp có khả năng sẽ trì hoãn đầu tư. Tiêu dùng cũng sụt giảm. Hậu quả là sẽ làm gia tăng khoản thâm hụt ngân sách vốn đang phình ra của nước Anh. Sự mất giá của đồng Bảng Anh có thể giúp thúc đẩy xuất khẩu, nhưng cũng chẳng đủ để bù vào sự thâm hụt này. Do vậy, tình hình kinh tế nước Anh sẽ biến chuyển ra sao vẫn là một câu hỏi lớn đối với các nhà chính trị của quốc gia này.
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo vtv)
Các tin khác
-
Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững
Công trình xanh là những công trình mà trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành có thể giảm thiểu các tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu, môi trường và sức khỏe của con người. -
Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững
Ô nhiễm môi trường và Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay. -
Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc
Mua sắm bền vững là một khía cạnh trách nhiệm xã hội liên quan đến phát triển bền vững. Thực tế mọi tổ chức đều có những tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. -
Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn
Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel, một kiến trúc sư người Thụy Sỹ, với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. -
Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020
Hơn 30 đường bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ mở bán từ ngày 29.2 đến 6.3.2020 với mức đồng giá chỉ 199.000 đồng/chiều. -
Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch của nước ta. Ngành du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất và có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc. -
Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. -
Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc chỉ có thể duy trì hoạt động trong 1 tháng tới. Với dòng tiền hiện nay, với khoảng 30% có thể chống đỡ vòng 2 tháng. Trong khi 18% có thể chống đỡ kéo dài hoạt động kéo dài trong 3 tháng. -
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi
EVFTA và EVIPA trở thành những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét và phê chuẩn.