Sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng, biện pháp hữu hiệu cho doanh nghiệp
Là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu nông sản, nhưng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam lại có giá trị và khả năng cạnh tranh thấp so với các nước trong khu vực. Do vậy, để gia tăng giá trị và sức cạnh tranh nông sản thì việc sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng được coi là một biện pháp hữu hiệu.
Những năm gần đây, nhiều thị trường tỏ ra hấp dẫn với các sản phẩm giá trị gia tăng. Lý do đưa ra là một số nước đã và đang tăng cường khai thác, đánh bắt, khiến cho sản phẩm tươi sống của họ có giá rẻ, sản phẩm nhập khẩu khó cạnh tranh. Ngoài ra, do vấn đề thời gian nên việc mua các sản phẩm đã qua chế biến, nhất là các sản phẩm đòi hỏi chế biến công phu, đang ngày càng được chú ý hơn.
Tuy nhiên, sản xuất sản phẩm trị giá gia tăng không chỉ là nhập khẩu nhà máy, dây truyền hiện đại. Theo đánh giá thì tay nghề và khoa học kỹ thuật phải là ưu tiên hàng đầu. Đầu tư vào nông nghiệp, nhất là đầu tư cho khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam 5USD/người (năm 2009) trong khi Hàn Quốc 1.000USD (năm 2007). Việc sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng, hay nói cách khác là sản phẩm ăn liền, đòi hỏi quy trình sản xuất phải khoa học, chặt chẽ và chất lượng sản phẩm phải cao hơn nhiều so với xuất khẩu sản phẩm chưa chế biến.
Song, việc chế biến sản phẩm giá trị gia tăng là xu thế không thể đảo ngược, khi sản lượng nuôi trồng ngày càng giảm và giá trị xuất khẩu thô không tăng. Đơn cử việc chế biến toàn bộ con cá tra có thể tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với việc mở rộng diện tích, tăng sản lượng. Chẳng hạn chế biến phụ phẩm từ thịt cá vụn, đầu cá, xương cá, da cá, nội tạng cá… tạo ra các sản phẩm surimi cá, dầu cá tinh luyện, bột cá, chà bông, bánh phồng, collagen và gelatin… Sự đa dạng sản phẩm cũng đưa đến sự đa dạng trong tiếp cận và phục vụ thị trường ngày càng phong phú.
Công ty Bích Chi là một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng bước đầu cho thấy dấu hiệu rất tích cực. Trong khi nhiều mặt hàng nông sản gặp khó khăn ở quý đầu năm thì những mặt hàng này vẫn có đơn hàng xuất khẩu tốt, đem lại sự tăng trưởng lên đến 2 con số. Các sản phẩm này đang được công ty Bích Chi xuất đi gần 40 quốc gia trên thế giới trong đó có cả các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Đây là một ví dụ cho thấy trong khi các doanh nghiệp xuất thô nông sản luôn gặp khó khăn vì sự canh tranh và biên động giá thì các doanh nghiệp chế biến hàng giá trị gia tăng vẫn hoạt động ổn định. Sản xuất giá trị gia tăng cho nông sản vẫn đem lại lợi nhuận vuợt trội vì giá bán cao hơn và tận dụng hết được giá trị nông sản. Ví dụ như socola, cà phê hòa tan đem lại lợi nhuận gấp 4 lần so với xuất khẩu ca cao thô. Sở dĩ đạt được lợi nhuận cao như vậy là do mô hình đã tận dụng 70% thành phẩm lãng phí trong nghành sản xuất cá tra. Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tư duy thích ứng xu thế mới của thị trường. Việc chuyển từ xuất khẩu sản phẩm thô sang các mặt hàng giá trị ga tăng là yêu cầu bắt buộc, giúp doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh được với các nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản tăng lên.
Hiện nay hơn 90% sản lượng nông sản của Việt Nam được xuất khẩu dưới dạng thô. Theo các chuyên gia trong bối cảnh các nguồn lợi tự nhiên thay đổi không còn đem lại tăng trưởng thì việc sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng cho nông sản xuất khẩu là một hướng đi cấp thiết.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững
Công trình xanh là những công trình mà trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành có thể giảm thiểu các tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu, môi trường và sức khỏe của con người. -
Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững
Ô nhiễm môi trường và Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay. -
Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc
Mua sắm bền vững là một khía cạnh trách nhiệm xã hội liên quan đến phát triển bền vững. Thực tế mọi tổ chức đều có những tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. -
Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn
Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel, một kiến trúc sư người Thụy Sỹ, với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. -
Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020
Hơn 30 đường bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ mở bán từ ngày 29.2 đến 6.3.2020 với mức đồng giá chỉ 199.000 đồng/chiều. -
Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch của nước ta. Ngành du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất và có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc. -
Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. -
Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc chỉ có thể duy trì hoạt động trong 1 tháng tới. Với dòng tiền hiện nay, với khoảng 30% có thể chống đỡ vòng 2 tháng. Trong khi 18% có thể chống đỡ kéo dài hoạt động kéo dài trong 3 tháng. -
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi
EVFTA và EVIPA trở thành những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét và phê chuẩn.