Quy trình trồng và chăm sóc nho trên ban công, sân thượng cho quả sai trĩu
Quả nho được biết đến là loại trái có hàm lượng dinh dưỡng cao, phòng chống cảm lạnh, giảm cân, bảo vệ tim mạch, cải thiện tình trạng tiểu đường,...Nho ưa nơi ít mưa, khí hậu khô, mát, có nhiều nắng thích hợp trồng trên các ban công, sân thượng. Nếu chỉ cần chút khéo léo, tỉ mỉ bạn cũng có thể sở hữu cho mình những chậu nho xanh mát, quả sãi trĩu.
Quy trình trồng và chăm sóc cây nho:
Thường không gian ban công, sân thượng thường có diện tích nhỏ bạn có thể tận dụng những thùng xốp, chậu cây để trồng cho. Trước khi trồng nho bạn cần chuẩn bị những dụng cụ dưới đây:
Dụng cụ trồng nho: Tận dụng chậu cây, thùng xốp có sẵn trong nhà dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Kích thước tối thiểu của dụng cụ trồng khoảng 50 x 50 x 50cm nho mới phát tiển tốt, ra nhiều trái. Nên đặt chậu nho ở nơi có nhiều ánh sáng.
Đất trồng: Do nho là loài cây ưa khô ráo, ánh nắng nên khi chọn đất trồng nên đặt nơi thoát nước tốt, không bị ngập úng khi có mưa. Đất trồng phải tơi xốp có độ pH từ 5,5 - 7,5. Có thẻ mua đất được bán tại các cửa hàng cây trồng hoặc tự trộn đất với các phế phẩm như phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ. Trước khi trồng nho nên bón lót vôi trắng cho đất trồng từ 7-10 ngày để xử lý các mầm bệnh hại cho nho.
Chọn giống nho: Hiện nay có rất nhiều giống nho được bày bán trên thị trường tùy vào điều kiện và sở thích hãy chọn giống thích hơn. Khi mua hãy chọn những cây nho mập mạp, không sâu bệnh, lá xanh tươi để chọn làm giống.
Các bước tiến hành trồng nho:
- Khi mua nho về nhẹ nhàng bóc bỏ bao nilon
- Đào hố và đặt nhẹ nhàng cây xuống tránh làm đứt rễ nho.
- Lấp đất vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay xung quanh gốc, tiến hành tưới xung quanh.
Hướng dẫn chăm sóc nho:
Sau 10 ngày đầu tiên khi mới trồng, ngày tưới nước 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát khi không còn ánh nắng gắt.
Sau khoảng 15 ngày nho bắt đầu bén rễ tiến hành bón lót cho nho bằng phân hữu cơ, phân đầu trâu để kích thích rễ phát triển, ra nhiều lá.
Khi nho lên cao 25-30 cm tiến hành cắm cọc, buộc dây cho nho bám vào. Chọn những ngọn khỏe nhất buộc vào cọc các ngọn nhỏ, bị sâu bệnh hãy tiến hành cắt bỏ.
Mỗi cây nho chỉ để lại 2 - 4 cành cấp 1 tùy giống và bố trí sau cho phân bố đều về các hướng. Khi cành cấp 1 dài khoảng 0,8 - 1m, tiến hành cắt ngọn để cây mọc ra các cành cấp 2 (cành quả), mỗi cành cấp 1 để 10 - 20 cành cấp 2 tùy giống và mật độ trồng.
Các cành cấp 1 và cấp 2 cần được buộc chặt vào giàn tránh gió lay làm rách lá, rụng mắt và tránh để cành đè lẫn lên nhau. Dây để buộc cố định cành vào giàn sử dụng những loại có khả năng tự phân hủy như bẹ chuối.
Trước khi cắt cành ta phải đảm bảo cho cây ăn đầy đủ chất dinh dưỡng,đảm bảo đó là thời kỳ cây đang sung mãn nhất. Tiêu chuẩn để 1 cành nho được cắt là đường kính chỗ cắt phải tương đương cây bút chì HB có đượm tí màu nâu gỗ mới đủ già, mạnh để nho có thể nảy chồi tốt.
Khi các cành cấp 2 đã hóa gỗ, có màu nâu, mắt đã nổi rõ thì tiến hành để trái bằng cách cắt hết cành lá đã có. Chỉ để lại cành quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (sau quả vụ sau). Những cành to khỏe dài hơn 1m thì cắt cành ở vị trí mắt thứ 6 - 8, các cành nhỏ thì ngắn cắt ở vị trí mắt thứ 1 - 2 để tạo cành dinh dưỡng cho vụ thu hoạch sau.
Sau cắt cành khoảng 20 ngày cây bắt đầu ra hoa, 25 - 30 ngày đậu trái. Mỗi dây chỉ để 2 - 3 chùm quả.
Thu hoạch nho:
Khi vỏ nho bắt đầu chuyển sang màu xanh đậm hoặc tím đặc trưng,chùm nho gắn kết chặt chẽ, trái săn chắc, cứng, có hạt, chua nhẹ thì có thể tiến hành thu hoạch nho.
Một số bệnh thường gặp trên cây nho, cách chữa trị
Bệnh mốc sương: rất đáng sợ, gây hại nhiều khi trời lặng gió, ẩm, mát thường vào mùa mưa tháng 10-1. Ban đầu hại lá sau đến hoa, quả,tay leo. Mặt trên lá ban đầu có màu vàng-xanh sau chuyển đỏ nâu.Mặt dưới lá tơ nấm tạo thành lông tơ, màng mỏng, trắng trắng.
Trị bệnh bằng: AN-P 0.4% và Rozin 1.5 kg/ha (1.5%) hoặc Baycor 300 EC ; Ridomil MZ 58WP 0.5%, Tilt 250 EC, ; khi xuất hiện bệnh phun kỹ nhiều lần.
Sâu: có nhiều loại nhưng không thực sự nguy hiểm chỉ cần nhận dạng đúng, phun đúng lúc, đủ lượng là ngăn chặn được
Nhện đỏ: rất nhỏ, thường bám dưới mặt lá gặm biểu bì hút nhựa, thiệt hại nặng khi chồi vừa nẩy. Lá bị nhện đỏ không quang hợp được dễ rụng. Đặc biệt khi nắng nóng, ít mưa, không tưới kịp tác hại càng lớn.
Trị bằng: Phosalone 35 ND 2,5 – 3,5 l/ha pha 1/500 – 1/600, Bi 58 ND 1.5 – 2 l/ha. Nồng độ pha : 1/500.
Sâu đục thân, ăn lá, đục quả: trị bằng Decis 2,6 ND 500 – 700 gam/ha pha 10 – 15 cc trong bình xịt 8 lít nước., Sherpa 25 ND 0.8 – 1 lít thuốc/ha pha 1/600 – 1/800, Monitor 60 DD, 1 – 1,5 lít/ha nồng độ 1/800.
Bệnh phấn trắng: bệnh phủ phấn trắng lên đọt non, lá non, thân cành non. Ban đầu các chỗ bệnh hại có màu trắng sau chuyển màu nâu gần như đen, nặng trong mùa mưa.
Trị bằng: Rozin 1,5% hoặc Rovral 1,5% phun 5 ngày/lần; Ridomil combi 50 WP 200 g + 1 lít nước 7 ngày/lần.
Rệp sáp, rầy: hút nhựa trên các lá,ngọn non, cành, chùm và cuống quả làm cho lá quăn queo, ngọn héo, quả nhỏ, chùm nhỏ không phát triển và bị nứt ngay khi quả chưa chín.
Phun trừ bằng: Monitor 60 DD 1-1,5 l/ha nồng độ pha 1/800 ,Bi 58 ND 1.5 – 2 l/ha nồng độ pha 1/500; Methyl parathion 50 ND 1 – 1,5 l/ha – Nồng độ pha 1/800 – 1/1000.
Suckhoecuocsong.com.vn (TH)
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.