Quy trình trồng và chăm sóc dứa trong chậu
Dứa là loại trái cây được nheieuf người lựa chọn trong việc làm trong lành không khí bởi hương thơm tự nhiên của dứa. Nhiều người muốn tận dụng những ban công nhỏ của ngôi nhà để trồng dứa vừa tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà vừa có trái để ăn. Dưới đây là các bước trồng và chăm sóc dứa trong chậu.
Dụng cụ trồng
Tận dụng cá chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất nhỏ trước nhà để trồng dứa. Nên chọn những chậu có đáy đục lỗ dễ thoát nước phòng trừ mưa lớn ngây úng ngập.
Đất trồng
Cây dứa có bộ rễ tương đối yếu và ăn nông nên muốn có năng suất cao đất cần có tầng mặt xốp, nhiều mùn và chất dinh dưỡng, đồng thời thoát nước tốt trong mùa mưa. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Độ pH từ 4.5 đến 5.5, kể cả trên đất phèn có pH bằng hoặc dưới 4 dứa vẫn sống tốt.
Chú ý: Không nên trồng trên đất nhiều sét, thoát nước chậm, cây dứa sinh trưởng kém và dễ bị bệnh.
Giống
Bạn có thể mua trái dứa còn nguyên chồi ngoài chợ về làm giống. Chọn những trái dứa to, đẹp, không bị sâu bệnh để lấy chồi làm giống.
Ngoài ra, bạn có thể mua cây giống sẵn ở các vựa cây. Cây dứa rất dễ trồng và hiếm khi bị sâu bệnh.
Kỹ thuật trồng
Bước 1: Cắt bỏ các lá khô ở gốc. Dùng xiên que xăm các đầu chia đều vào phần cuối của thân dứa rồi nhúng ngập 1/3 chồi từ phía gốc vào ly nước. Để thân dứa vào cốc nước và đặt ở nơi có nhiều ánh sáng (không cần ánh sáng trực tiếp). Thường xuyên thay nước trong cốc.
Bước 2: Sau 3 ngày gốc dứa sẽ xuất hiện rễ. Lúc này bạn đem ra trồng ở chậu. Trồng với khoảng cách cây cách cây 30cm, hàng cách hàng 35cm.
Bạn cũng có thể bỏ qua bước nhúng thân dứa vào nước và trồng trực tiếp xuống chậu. Tưới nước thường xuyên thì cây dứa vẫn phát triển bình thường được.
Chăm sóc
Khoảng 10 ngày đầu khi trồng dứa, tưới nước ngày 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát cho cây. Sau đó 1 tuần chỉ cần tưới khoảng 2 lần.
Mỗi năm, tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế… vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Mỗi lần bón phân kết hợp với làm cỏ và vun xới cho cây.
Ở thời vụ ra hoa chính vụ, cần tiến hành bẻ bỏ các chồi cuống khi chồi có chiều cao đạt 3 - 4cm.
Phòng trừ sâu bệnh hại:
Khi trồng dứa những sâu bệnh hại với dứa như: tuyết trùng, nhện đỏ bệnh vàng trắng, bọ cánh cứng, thối trái, thối gốc,... gây hại đến dứa vậy nên cần chú ý quan sát để co biện pháp khắc phục kịp thời.
Kiểm tra hom giống trước khi trồng, nếu phát hiện thấy có nhện thì cần thiết phải xử lý hom giống hoặc phun thuốc trừ nhện trước khi thu hoạch hom giống.
Làm đất kỹ, thu dọn tàn dư thực vật, đất được phơi nắng trước khi trồng ít nhất một tháng.
- Phun thuốc chung quanh các gốc dứa bị tuyến trùng gây hại.
- Có thể dùng các loại thuốc trừ tuyến trùng như: Nemagon (DBCP) và Dichloro propane (DD) ở giai đoạn 1 ngày trước khi trồn
Thu hoạch
Sau khoảng 1 - 1,5 năm sau khi trồng là dứa bắt đầu cho thu hoạch. Đối với dứa sử dụng ăn tươi, thu hoạch khi quả có 1/3 - 1/2 vỏ quả đã chuyển màu vàng.
Dùng dao sắc để cắt cuống quả, cắt quả kèm theo đoạn cuống dài 2 - 3cm, vết cắt phẳng, không để dập xước. Khi thu hoạch phải nhẹ tay, tránh gây bầm dập quả, gãy cuống, gãy ngọn. Không thu hoạch vào ngày có mưa hoặc nắng gắt.
Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn Baomoi)
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.