Quy trình trồng và chăm sóc cúc nữ hoàng nở rực rỡ quanh năm
Cúc nữ hoàng hay cúc Indo là loài hoa cúc đẹp và hiếm bởi nó sở hữu vẻ đẹp ít loài hoa cúc nào sánh bằng. Những ai đã từng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cúc nữ hoàng đều say đắm muốn trồng trước ban công, cửa sổ, khoảng vườn trước nhà để hàng ngày đều được ngắm những vòng hoa cúc lung linh dưới nắng sớm.
Cúc nữ hoàng có hai loại bao gồm một loại lá to có lông trắng dày và một loại lá nhỏ hơn. Những loại cúc lá nhỏ thường nở nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 10. Những loại lá dày và to thường nở quanh năm nên người trồng có thể chọn lựa một trong hai loại này để trồng.
Đặc điểm của cúc nữ hoàng
Hoa cúc nữ hoàng có màu hồng lộng lẫy, những bông hoa cúc bé li ti kết thành chùm hoa nhỏ nở lung linh dưới nắng sớm. Thông thường cúc sẽ nở hoa tưng bừng rực rỡ chứ không nở nác đác như những loài hoa cúc khác.
Hoa Cúc nữ hoàng có màu hồng. Nhánh cây phân bố đồng đều giống như những chiếc dù với những bông nhỏ rất đẹp. Thích hợp cho trồng luống, chậu treo hoặc kết hợp với loại hoa khác.
Lá hoa cúc nữ hoàng mọc so le nhau, lá đơn, bản lá xẻ thùy lông chim thường trên cây cúc phát triển tốt sẽ cớ từ 30-50 lá. Thân cây cúc thuộc thân cây thảo nhỏ, có nhiều đốt giòn dễ gãy trong quá trình chăm sóc người trồng hết sức chú ý tránh việc thân cây bị gãy.
Cách chọn cây cúc nữ hoàng giống tốt
Nên chọn những cây tươi tốt, lá xanh mướt, thân cây mập mạp, khỏe mạnh tránh chọn những cây có thân cành ốm yếu, vươn cao, lá chuyển vàng, còi cọc bởi những cây như vậy thường hay bị thiếu dinh dưỡng, phát triển chậm, ra hoa không nhiều, yếu ớt, dễ bị gãy cành.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cúc nữ hoàng
Nhiệt độ thích hợp trồng cúc nữ hoàng:
Cúc nữ hoàng là loài hoa ưa khí hậu mát mẻ nhiệt độ trồng từ 15-20 độ C. Mùa thu và đông là thời điểm thích hợp nhất để trồng cúc nữ hoàng. Thời gian chiếu sáng là 11 giờ sáng/ ngày là tốt nhất cho sự phát triển của cây. Cúc nữ hoàng chịu úng kém nên chọn nơi đất dễ thoát nước.
Thời điểm nào trong năm tốt nhất để trồng hoa cúc nữ hoàng
Thông thường cúc nữ hoàng có thể trồng được quanh năm. Nhưng thời điểm cúc phát triển tốt nhất, ít bị sâu bệnh, cây nhanh cho ra hoa là bắt đầu từ tháng 7,8,9 hoa sẽ nở vào 10,11,12.
Tiêu chuẩn chọn đất trồng cúc nữ hoàng
Cúc nữ hoàng thích hợp trồng tại nơi đất tơi xốp, thoát nước nhanh, không bị ngập úng. Thông thường người trồng sẽ mua sẵn chậu cây ngay tại các cửa hàng hoa nhưng muốn tự tay vun trồng hoa cúc chúng ta có thể tự làm đất trồng. Hãy mua đất sạch, đất phù sa trộn cùng hỗn hợp phân lân NPK cùng với cát hoặc đất xơ dừa giúp nhanh thoát nước, tơi xốp
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc nữ hoàng:
Hàng ngày tưới nước đầy đủ cho cây, giúp cây duy trì độ cân bằng dinh dưỡng trong đất trồng cứ 2 tuần phải bón thêm phân chuyên dùng cho cây cảnh hoặc phân NPK. Cúc nữ hoàng rất khó sử dụng phân bón lá, nếu thấy cây phát triển chậm, lá nhỏ còi cọc người trồng chỉ được bón phân bón lá hàm lượng khoảng 1/5 so với chỉ dẫn của nhà sản xuất nếu bón nhiều quá cây sẽ bị cháy lá.
Với những người trồng tại nơi có nhiệt độ nắng nhiều như miền trung, miền nam hằng ngày chịu khó tưới cho cây 2 lần vào buổi sáng, chiều mát, nếu có thời gian rảnh thỉnh thoảng phun sương cho cây được mát. Nên đặt chậu cây những chỗ có ánh nắng nhưng không nắng gắt khi hoa tàn thì bấm ngọn để ra hoa mới.
Việc cắt tỉa khá quan trọng khi cây cao khoảng 15cm tiến hành tỉa bởi khoảng 2cm phần đầu tiên của cành và ngọn cây để thúc đẩy sự tạo hoa, ra cụm.
Khi cây cao khoảng 30cm lại tiến hành tỉa một lần nữa. Đối với loại cúc cho hoa to, tốt nhất là ngắt bỏ tất cả chồi trừ chồi ở trên ngọn.
Phòng bệnh cho cây hoa Cúc nữ hoàng
Trong quá trình chăm sóc nếu thấy cúc nữ hoàng có xuất hiện bệnh phấn trắng, rệp muội, cây chậm phát triển,…. Hãy tiến hành các bước phòng trừ ngay sau đây.
Bệnh phấn trắng: Nguyên nhân do nấm Oidium chrysanthemi gây ra. Nấm bệnh phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 15-25 độ C. Khi cúc bị bệnh sẽ xuất hiện tình trạng lá vàng, khô héo và rụng sớm, nụ thối, hoa nhỏ không nở được hoặc nở lệch về một bên. Để điều trị bệnh phấn trắng gây nên hay thường xuyên vệ sinh đất trồng, loại bỏ những lá già, héo úa, hạn chế bón phân đạm. Dùng một trong các loại thuốc sau: Overamis 300SC, Anvil 5SC, Score 250EC, Ridomil MZ 72WP… để phun khi cây chớm bị bệnh.
Bệnh rệp, muội: Bệnh này đa số họ hàng nhà cúc, hoa hồng,… đều mắc phải. Nguyên nhân do rệp xanh, rệp nâu bám vào các nhánh cây, kẽ lá hút các chất dinh dưỡng của cây khiến cây còi cọc, hoa kích thước bé, cây thiếu sức sống. Điều trị bệnh rệp, muội hãy vệ sinh đất trồng xung quang gốc, phun định kỳ hàng tuần bằng Score, Rhydomil, Champion rệp, muội sẽ hết.
Bệnh đốm lá do nấm Alternaria sp gây ra khiến cúc nữ hoàng xuất hiện những xám đen hình tròn, hoặc bất định, xung quanh vết bệnh có quầng vàng rộng. Gặp thời tiết ẩm ướt, trên mô bệnh có lớp nấm mốc màu đen, lá bị thối, dễ rụng. Hãy thường xuyên kiểm tra cúc, ngắt bỏ lá già, trồng cây mật độ hợp lý. Hoặc sử dụng thuốc như: Topsin-M 70WP, Aliette 80NP, Rovral... để phun.
Việc chăm sóc không đúng kỹ thuật và việc thiếu hoặc úng nước gây ra các bệnh không truyền nhiễm như cây chết héo, sốc phân…cây chậm phá triển, ra hoa nhỏ, kém sắc, nhanh tàn.
Chỉ sau một thời gian miệt mài chăm sóc bạn sẽ có được những chậu cúc nữ hoàng xinh đẹp treo trước ban công, cửa sổ hay những hàng cúc xinh đẹp ngay tại lối đi. Sau một giấc ngủ dài được ngắm những bông hoa cúc nhỏ xinh sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng.
Suckhoecuocsong.com.vn (TH)
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.