Quy trình gieo hạt, cách chăm sóc dưa pepino tại nhà cho trái to ngọt
Thay vì phải mua tại các cửa hàng với giá cao bạn cũng có thể tự trồng giống dưa pepino ngay tại nhà vẫn có trái to, ngọt như ngoài hàng. Vậy kỹ thuật trồng dưa pepinno như thế nào? Cách làm giàn, phòng trừ một số sâu bệnh cho dưa pepino ra sao hãy cùng khám phá cùng chúng tôi.
Nguồn gốc dưa pepino:
Chắc hẳn khá nhiều người lạ lẫm với loại quả này bởi dưa Pepino xuất xứ tại Nam Mỹ, tại Anh dưa pepino còn được gọi một tên gọi khác là Sweet Cucumber. Loại dưa này tại Việt Nam được trồng nhiều ở Đà Lạt hoặc các vùng núi cao không khí lạnh tại phía Bắc. Trung bình tùy theo điều kiện chăm sóc mỗi quả dưa pepino nặng từ 200-300g, có mùi thơm mát đặc trưng, vị ngọt vừa phải. Dưa pepino phát triển đến tháng thứ 3 trở lên là bắt đầu ra trái. Hiện nay trên thị trường giá dưa từ 60.000-100.000đ/kg
Quy trình ươm hạt dưa pepino
Dụng cụ chuẩn bị ươm hạt: Nước sạch, hạt giống dưa pepino, khăn ẩm, chậu đất.
Tiến hành ươm hạt:
Đầu tiên ngâm hạt giống dưa pepino vào trong nước ấm (tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh) nhằm kích thích mầm nhanh nứt nanh, vỏ ngoài mềm nhanh và để qua đêm.
Bước tiếp hãy gieo hạt đã ngâm xuống đất đã được bổ sung nước ẩm, chất dinh dưỡng như mùn, phân lân, phân hữu cơ,… Mỗi ngày tới nước vào 2 lần vào buổi sáng và tối để giữ độ ẩm cho đất, cây nảy mầm nhanh hơn.
Cuối cùng, sau khi cây dưa pepino non bắt đầu ra lá non phát triển tốt là chúng ta đã gieo hạt hành công. Tiến hành mang trồng tại các chậu, thùng xốp, khoảng đất.
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc dưa pepino ra trái to, sai quả
Đất trồng: Là loài cây ưa ẩm, chịu hạn kém nên đất trồng phải tơi xốp, nhanh thoát nước. Đất trồng dưa có thể mua tại các cửa hàng bán cây giống hoặc đất phù sa cũng rất tốt cho sự phát triển của cây.
Nhiệt độ: Dưa pepino cũng giống như một số loài dưa ở Việt Nam đều ưa nắng nên trồng ở những nơi nhiều ánh nắng mặt trời như ban công, tầng thượng hoặc khu đất có nhiều ánh nắng mặt trời chiếu xuống. Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển, ra trái là 34 độ C. Nếu nhiệt độ trong ngày trên mức 34 độ nên chuyển dưa vào nơi có nhiệt độ mát giúp cây không bị chết, héo úa do nắng nóng, nhiệt độ cao.
Bón phân: Sau khi cây được 2 tuần tuổi tiến hành bón phân lót vào gốc nên bón trùn quế, phân bò ủ hoai, phân vi sinh, phân npk thường xuyên cho cây nhanh phát triển ra hoa kết trái. Khi trái chuẩn bị chín bón thêm kali cho quả ngọt hơn.
Làm giàn: Do thân khá mềm nên cần làm giàn để giữ cho quả không bị chạm đấy, cành bị gãy.
Thụ phấn: Dưa pepino tự thụ phấn cho hoa nên không cần thụ phấn nhân tạo. Nhờ đặc tính này mà có thể trồng dưa pepino ở bất cứ nơi nào từ ban công, tầng thượng miễn là nơi có nhiều ánh sáng cho cây phát triển tốt
Phòng trừ sâu bệnh hại cho dưa pepino:
Do dưa khá giống với họ cà chua, cà tím nên sẽ bị một số bọ cánh cứng, bọ rệp, ruồi trắng tấn công người chăm sóc cần chú quan sát và đưa ra cách phòng trừ.
Phòng trừ: Tỉa bỏ cành, lá bị rệp nhiều, bón phân cân đối, tưới nước đầy đủ cho cây sinh trưởng tốt, tránh bón thừa phân đạm. Làm bẫy từ những chế phẩm thiên nhiên để bẫy ruôi trắng, bọ cánh cứng gây hại cho dưa.
Thu hoạch: Sau khi thụ phấn 40 ngày thì sẽ được thu hoạch. Quan sát khi thấy dưa bắt đầu chuyển từ màu xanh sang màu vàng là lúc này dưa đã chín. Nên để dưa chuyển hết sang màu vàng thì lúc này dưa sẽ thơm, ngọt hơn là vặt lúc chưa được chín kỹ.
Suckhoecuocsong.com.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.