Phân nước cho hồ thủy sinh: phân nước là gì, khi nào cần bổ sung
Phân nước cho hồ thủy sinh có chứa các thành phần dinh dưỡng để bổ sung trực tiếp vào nước hồ định kỳ giúp cho cây thủy sinh phát triển. Nhưng khi bổ sung phân nước chúng ta cần chú ý điều gì, khi nào cần châm thêm phân nước cho hồ thủy sinh? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây?
Phân nước cho hồ thủy sinh là gì?
Phân nước hồ thủy sinh là dung dịch dạng lỏng có chứa các thành phần dinh dưỡng có tác dụng bổ sung trực tiếp vào hồ thủy sinh định kỳ. Tùy theo từng công thức pha chế của mỗi nhà sản xuất phân nước sẽ chỉ chứa các thành phần vi lượng, chỉ chứa các thành phần đa lượng, chỉ chứa một vài chất nào đó, chứa tổng hợp các thành phần mà cây thủy sinh cần. Do đó, tùy từng tình trạng của cây thủy sinh người chăm sóc chọn loại phân nước phù hợp để bổ sung cho cây thủy sinh đang bị thiếu hụt.
Khi nào cần châm thêm phân nước cho hồ thủy sinh?
Để xác định khi nào cần châm thêm phân nước cho hồ thủy sinh chúng ta phải xác định được tình trạng dinh dưỡng của hồ thủy sinh của mình. Nhưng để xác đinh được chính xác tình trạng dinh dưỡng của hồ thì khá khó nhất là những người mới. Nhưng chúng ta có thể ước lượng được tình trạng dinh dưỡng hồ thủy sinh một cách tương đối.
+ Cây thủy sinh ở giai đoạn phát triển chậm:
Tại thời điểm này mức độ dinh dưỡng trong hồ thủy sinh đã xuống mức thấp không còn nhiều như ban đầu. Việc bổ sung phân nước chưa thật sự cần thiết. Nhưng nếu cây thủy sinh lấy lại phong độ, giữ vững tốc độ phát triển hãy châm thêm phần nước cho hồ thủy sinh
+ Cây thủy sinh đã dừng phát triển:
Khi quan sát thấy cây thủy sinh đã dừng phát riển, lá mới ra ít, lá teo nhỏ, lá cũ xơ xác, đứt khỏi thân, nổi nhiều trên mặt nước thì mức độ dinh dưỡng trong hồ thủy sinh đang ở mức cạn kiện. Do đó, việc bổ sung phân nước lúc này thực sự cần thiết.
+ Hình thái lá, thân cây thay đổi, phát triển không bình thường như ban đầu:
Nếu cây thủy sinh trong hồ có những dấu hiệu này thì do hồ thủy sinh bị thiếu một hoặc vài chất nào đó. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ hơn về hồ thủy sinh và bổ sung các chất thiếu hụt.
Bổ sung phân nước cho cây thủy sinh như thế nào?
Để bổ sung phân nước an toàn, phù hợp với nhu cầu của cây thủy sinh chúng ta hãy thử với một liều lượng nhất định. Hãy bắt đầu với liều lượng bằng 1/3 theo hướng dẫn ghi trên bao bì, châm phân nước cho hồ thủy sinh 3 lần và quan sát các thay đổi trong hồ.
+ Cây thủy sinh có dấu hiệu hồi phục:
Nếu quan sát thấy cây thủy sinh có dấu hiệu hồi phục, ra chồi non mới thì chứng tỏ bạn đã đi đúng hướng
+ Xuất hiện rêu hại:
Nếu sau khi châm phân nước có sự xuất hiện của rêu hại hãy dừng lại, hạ liều lượng phân nước xuống thấp hơn khoảng ¼.
Sau 3 lần châm phân nước tiếp theo mà mọi thứ vẫn ổn, bạn có thể nâng lên theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Những điều cần nhớ khi châm phân nước cho hồ thủy sinh
+ Nên noi phân nước chỉ là phương án thay thế khi bạn muốn tiếp tục duy trì một bố cụ bể thủy sinh đã hết dinh dưỡng hoặc đang bị thiếu hụt sinh dưỡng.
+ Trước khi sử dụng phân nước hãy thay nước để phân nước không bị ảnh hưởng bởi các chất tồn sư cũ.
+ Khi sử dụng phân nước hãy kết hợp với phân nền. Bởi phân nền cung cấp dinh dưỡng, ổn định các chỉ số của môi trường nước và phân nước giữ vai trò yểm trợ phía sau.
+ Lựa chọn sử dụng phân nước có thương hiệu, uy tín, chính hãng.
+ Không nên sử dụng phân nước đã quá hạn sử dụng bởi một số chất trong phân nước đã bị biến đổi chất.
+ Nên châm nhiều lần với lượng nhỏ hơn là ít lần với lượng lớn.
+ Hãy tìm hiểu kĩ về tình hình hồ và phân nước mà chúng ta đang sử dụng
+ Nên sử dụng các sản phẩm phân nước tổng hợp sẽ có tác dụng bổ sung toàn diện các chất cần thiết cho hồ thủy sinh của bạn.
+ Không nên sử dụng phân nước khi: chúng ta không chăm chỉ, đều đặn châm phân nước hàng hàng, không thể thay nước định kỳ, không có bộ châm phân nước tự động, chưa nắm được các nhu cầu dinh dưỡng của cây, chưa hiểu về phân nước mà mình định sử dụng, bạn phần lớn là cây dạng thảm
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Bật mí cách giúp cây hoa mai mở đúng dịp
Để giúp hoa mai nở đúng dịp lễ Tết hãy áp dụng các biện pháp dưới đây giúp hoa nở to đẹp. -
Kinh nghiệm chăm sóc hoa đào sau Tết
Để tiếp tục có những nụ hoa đào đẹp nở vào những năm sau chúng ta phải biết cách chăm sóc cây hoa đào đúng cách giúp cây có thể sinh trưởng tốt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa đào sau Tết. -
Kinh nghiệm giúp hoa đào nở nhiều hoa, nở đúng dịp
Khi trồng và chăm sóc cây hoa đào không phải lúc nào cây cũng cho hoa nở đúng dịp lễ Tết, cho ra được những bông hoa nở đẹp, ra nhiều bông. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số cách giúp hoa đào nở nhiều hoa, nở đúng dịp. -
Hướng dẫn cách trồng cây hoa đào tại nhà
Cây hoa đào là loại cây cảnh được trồng phổ biến ở nước ta, ngoài việc làm cảnh cây hoa đào còn giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng cây hoa đào tại nhà. -
Kinh nghiệm chăm sóc cây hoa nhài trong mùa đông chuẩn xác
Cây hoa nhài không chịu được nhiệt độ thấp trong mùa đông, nếu không biết cách chăm sóc có thể khiến cây chậm phát triển, ra ít hoa thậm chí cây dễ bị nhiễm sâu bệnh hại. -
Trồng hoa nhài vào mùa hè cần chú ý điều gì?
Vào mùa hè nắng nóng, nhiệt độ tăng cao gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây hoa nhài. Để giúp cây phát triển, ra nhiều hoa nhài trong mùa hè cần đảm bảo các yêu cầu sau. -
2 loại nước trong nhà bếp giúp cây hoa nhài nhanh lớn, nở nhiều hoa
Trong quá trình sinh trưởng của cây hoa nhài nếu nhận thấy cây chậm phát triển, ra ít hoa hãy bổ sung cho cây 2 loại nước đây chỉ sau thời gian ngắn cây phát triển xanh tốt, ra nhiều hoa. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây.