Những sai lầm cần tránh khi ăn tổ yến gây hại cho sức khỏe

05/08/2022 11:35

Những sai lầm khi ăn tổ yến gây mất chất, gây hại sức khỏe

Những sai lầm cần tránh khi ăn tổ yến gây hại cho sức khỏe

Tổ yến từ lâu được biết đến với công dụng bồi bổ sức khỏe, chống suy nhược, ngủ sâu giấc, giải tỏa căng thẳng, tăng cường trí nhớ,...Nhưng khi ăn tổ yến cần tránh những sai lầm dưới đây để tránh gây hại cho sức khỏe.

Tổ yếu chưng là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng, được nhiều người sử dụng để bồi bổ cơ thể khi ốm dậy, cơ thể mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng, chống suy nhược, ngủ sâu giấc, giải tỏa căng thẳng, có lợi cho sức khỏe não bộ, bảo vệ thần kinh, ngăn ngừa lão hóa, tăng cường miễn dịch cơ thể, chống lại một số bệnh tật,... nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 đang có dấu hiệu tăng trở lại, số ca mắc bệnh cúm mùa, cúm A, cúm B, thủy đậu vẫn tăng.

Mặc dù tổ yến được coi là đại bổ cho sức khỏe nhưng không phải sử dụng một cách tùy tiện, sai cách. Bởi khi ăn tổ yến không đúng cách hoặc sử dụng quá nhiều đã dẫn đến những nguy hại cho sức khỏe.

Những sai lầm khi ăn tổ yến gây mất chất, hại sức khỏe

Ăn quá nhiều tổ yến trong một ngày

Một số người khi ốm dậy, người mắc Covid-19, cảm cúm, cúm A,...cơ thể mệt mỏi nên nhiều người thường ăn nhiều tổ yến giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, thậm chí cho người gặp vấn đề về sức khỏe dùng tổ yến nhiều lần lần trong ngày vì quan niệm rằng như vậy sẽ nhanh chóng hồi phục hơn, khỏe mạnh hơn. Nhưng việc tiêu thụ quá nhiều yến sẽ gây hại cho các cơ quan nội tạng vì phải tham gia xử lý chúng liên tục từ đó gây ra cảm giác khó chịu, chướng bụng, chán ăn.

Theo nhà khoa học, lương y đa khoa Quốc gia Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), mỗi một đối tượng sẽ có thể xác định liều lượng cho phép khác nhau không phải ai cũng giống nhau. Những trẻ em từ 1- 4 tuổi, có thể dùng 1-2g tổ yến tinh/ngày, những trẻ từ 4 tuổi trở lên, thanh niên có thể dùng 2-3g yến tinh/ngày. Đối với người già, người bị bệnh tiểu đường, ung thư, người mới ốm dậy, người vừa thực hiện phẫu thuật nên dùng dùng 3-4g yến tinh/ngày. Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không nên ăn yến sào. Phụ nữ mang thai tháng 4 – 7 có thể ăn trung bình 100g/tháng, dùng đều đặn cách ngày khoảng 7g/lần. Phụ nữ mang thai tháng 8 – 9 nên giảm liều lượng 70g/tháng, dùng cách ngày khoảng 5g/lần.

Lạm dụng yến sào để chữa bệnh

Tổ yến được mệnh danh là thực phẩm đại bổ nên nhiều người coi như một phương thuốc, lầm tưởng rằng có thể sử dụng tổ yến để chữa bệnh.

Nhưng tổ yếu chỉ đơn thuần là thực phẩm bổ dưỡng, sử dụng như một loại thực phẩm chức năng mà thôi. Bởi tổ yến khi chưng cùng các thực phẩm khác có tác dụng tăng sức đề kháng, khi ốm cơ thể sẽ tự phục hồi nhanh chóng hơn, giúp cơ thể dẻo dai và bền bỉ hơn... chứ không thể dùng để điều trị bệnh.

Do đó, khi cơ thể có những dấu hiệu của bệnh tật, mọi người nên đến bệnh viện để được thăm khám chi tiết, có phác đồ điều trị phù hợp với từng người.

Vận động mạnh sau khi ăn yến

Tham gia các môn thể thao hay tập luyện thể dục là thói quen tốt được các chuyên gia khuyến khích để tăng cường sức khỏe, tốt cho xương khớp, tim mạch. Tuy nhiên nếu vận động không hợp lý, luyện tập các môn thể thao quá sức ngay sau khi ăn tổ yến sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị tổn thương, có thể gây đau dạ dày. Trong quá trình tập luyện, việc đổ mồ hôi quá nhiều luyện không chỉ giúp đào thải độc tố của cơ thể mà còn vô tình khiến cho dinh dưỡng của yến sào bị giảm đi. Do đó, để cơ thể hấp thu tốt nhất các dưỡng chất từ tổ yến sau khi ăn yến bạn nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút đến 1 tiếng rồi mới nghĩ đến việc tập luyện.

Cho người cao tuổi ăn quá nhiều tổ yến

Người cao tuổi không nên ăn tổ yến quá nhiều bởi khi ăn quá nhiều, hệ tiêu hóa của người cao tuổi không hoạt động tốt từ đó cảm thấy khó chịu, chướng bụng. Về lâu về dài, điều này có thể gây ra khó tiêu và các hậu quả không mong muốn khác tác động đến hệ tiêu hóa của người cao tuổi.

Để trẻ sơ sinh dùng tổ yến

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng cho trẻ sơ sinh dùng tổ yếu sẽ giúp con mau lớn, tốt cho sức khỏe, nặng cân hơn. Nhưng theo các bác sĩ dinh dưỡng cho biết không nên cho trẻ em dưới 7 tháng tuổi dùng yến vì lúc này hệ tiêu hóa hấp thụ của trẻ còn chưa phát triển toàn diện, chưa đủ cứng cáp để hấp thụ loại thực phẩm quá bổ dưỡng này.

Chưng yến quá lâu

Không nên chưng yến quá lâu, bởi sẽ khiến các sợi yến bị nhão, làm thay đổi các chất bổ trong yến, gây lãng phí nguồn dinh dưỡng quý báu từ yến, táo đỏ,...Do đó, khi chưng yến chỉ nên chưng yến trong khoảng từ 25-30 phút, đây là khoảng thời gian lý tưởng để sợi yến chín tới, mềm dai, lưu giữ dinh dưỡng tốt nhất.

Thời điểm tốt nhất để ăn yến sào là khi bụng đang rỗng, có thể ăn yến sào vào buổi sáng mới thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.

Bởi khoảng 1 tiếng trước khi ngủ, nồng độ của các loại hormone tăng lên giúp tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất vào cơ thể. Đây là thời điểm chất dinh dưỡng phát huy công dụng tốt nhất cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, có thể ăn yến sào vào giữa hai bữa ăn chính khi bụng còn rỗng, sẽ giúp các cơ quan tiêu hóa khởi động nhẹ nhàng và hấp thu dưỡng chất vào cơ thể.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cha mẹ cần lưu ý những thực phẩm khiến trẻ dậy thì sớm

Cách phân biệt tổ yến thật và giả, ai cũng nên biết để bảo vệ sức khỏe

Tăng cường sức đề kháng, bảo vệ phổi với thực phẩm trắng

Cách cải thiện các vấn đề sức khỏe hậu Covid-19

6 loại thực phẩm giàu protein phục hồi cho bệnh nhân COVID-19

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột

Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột