Những rủi ro trong kinh doanh khi mới bắt đầu
Đối với hầu hết mọi người, cảm giác tự chủ và tự định đoạt số phận của mình xứng đáng với sự rủi ro đó. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trở thành một doanh nhân thành đạt thì bạn cần chuẩn bị ứng phó cho mọi rủi ro có thể xảy ra.
Dưới đây là những rủi ro mà mọi doanh nhân đều phải chấp nhận, từ giai đoạn ấp ủ ý tưởng đến khi phát triển kinh doanh:
Không còn tiền lương cố định
Trước khi bạn bắt đầu cuộc chơi mạo hiểm trong giới kinh doanh, bạn sẽ phải nói tạm biệt với công việc hiện tại, và trong vài trường hợp là cả sự nghiệp đang phát triển của mình. Một vài cá nhân có thể có trước kế hoạch dự phòng - quay trở lại với công việc làm thuê trong trường hợp kinh doanh thất bại.
Tuy nhiên, đối với những người mới khởi nghiệp, sự lựa chọn này luôn tiềm ẩn rủi ro cao. Vì khi bắt đầu kinh doanh, không gì có thể đảm bảo là thu nhập cá nhân của bạn, đặc biệt trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm đầu tiên thành lập công ty, sẽ có và ổn định. Trong khi đó, bạn cũng sẽ có nhiều việc phải xử lý đến mức không có thời gian để làm thêm một công việc nào khác.
Hy sinh quỹ tài chính cá nhân
Trước khi kêu gọi được sự hỗ trợ tài chính từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nguồn vốn cho vay ưu đãi của chính phủ hoặc chiến dịch gây quỹ cộng đồng, phần đông các doanh nhân khi khởi nghiệp phải sử dụng chính tiền túi của mình.
Và rủi ro bạn phải chấp nhận là sẽ đánh mất toàn bộ số tiền tích lũy đó.
Mất kiểm soát dòng tiền
Trong năm đầu tiên, ngay cả khi bạn có nguồn tài chính ổn định thì việc kiểm soát dòng tiền cũng rất khó khăn và căng thẳng.
Bên cạnh tài chính để kinh doanh, bạn vẫn phải chi trả cho những nhu cầu hằng ngày. Số tiền chi ra sẽ nhiều hơn nguồn tiền thu vào. Vì vậy, bạn cần hết sức chặt chẽ trong kiểm soát chi tiêu hàng tuần.
Ngộ nhận nhu cầu thị trường
Bất kể thực hiện bao nhiêu nghiên cứu, kiểm tra thì bạn cũng không ước đoán chính xác được nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp. Nhu cầu thị trường lại thay đổi liên tục nên luôn xuất hiện một bong bóng rủi ro trong kế hoạch kinh doanh của bạn.
Những cá nhân mới khởi nghiệp không nhiều kinh nghiệm thường đánh giá quá cao mức độ yêu thích của thị trường đối với sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp. Vì vậy, bạn cần hết sức thận trọng và tỉnh táo, nếu không toàn bộ kế hoạch kinh doanh sẽ thất bại nặng nề.
Phụ thuộc vào cộng sự
Khi bạn lần đầu khởi nghiệp, bạn không có một đội ngũ nhân viên hoàn hảo để hỗ trợ kinh doanh. Thay vào đó, bạn sẽ có một nhóm nhỏ, gắn chặt vào nhau trong nỗ lực làm việc không mệt mỏi để đưa công việc kinh doanh đi lên.
Tình huống này buộc bạn phải đặt hết lòng tin của mình vào khả năng của các cộng sự. Rủi ro sẽ đến khi những cá nhân này từ bỏ hoặc làm việc không đúng thời hạn.
Áp lực thời gian
Các nhà đầu tư luôn nóng lòng muốn biết tiến trình phát triển sản phẩm. Vì vậy, hầu hết các doanh nhân trẻ đều tập trung sức lực cho công việc với mong muốn có thể đạt được nhiều mục tiêu cùng một lúc.
Áp lực thời gian sẽ đè nặng lên vai bạn. Điều này dễ dẫn đến khả năng bạn sẽ đưa ra những quyết định trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.
Không còn thời gian cho cá nhân
Khi khởi nghiệp, bạn sẽ dành gần như toàn bộ thời gian để làm việc. Thời gian rảnh còn lại thì bạn lại tiếp tục lo lắng về những điều chưa làm, sắp làm hoặc đã làm không tốt. Bạn sẽ bị mất ngủ, cắt giảm thời gian của những thú vui riêng.
Những trải nghiệm công việc lúc này sẽ gây stress nhiều hơn thường lệ.
Thành quả khi kinh doanh tất nhiên là xứng đáng với những rủi ro này. Tuy nhiên bạn cần phải chuẩn bị sẵn tâm lý để điều chỉnh lối sống theo một cách hoàn toàn khác.
Những rủi ro này liệt kê ra không nhằm để đe dọa bạn từ bỏ kinh doanh. Một khi đã khởi nghiệp thì chắc chắn phải chấp nhận mạo hiểm. Tuy nhiên nếu biết trước, bạn sẽ có thể chuẩn bị ứng phó một cách tốt hơn.
Theo Doanhnhansaigon
Các tin khác
-
Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững
Công trình xanh là những công trình mà trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành có thể giảm thiểu các tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu, môi trường và sức khỏe của con người. -
Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững
Ô nhiễm môi trường và Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay. -
Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc
Mua sắm bền vững là một khía cạnh trách nhiệm xã hội liên quan đến phát triển bền vững. Thực tế mọi tổ chức đều có những tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. -
Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn
Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel, một kiến trúc sư người Thụy Sỹ, với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. -
Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020
Hơn 30 đường bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ mở bán từ ngày 29.2 đến 6.3.2020 với mức đồng giá chỉ 199.000 đồng/chiều. -
Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch của nước ta. Ngành du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất và có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc. -
Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. -
Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc chỉ có thể duy trì hoạt động trong 1 tháng tới. Với dòng tiền hiện nay, với khoảng 30% có thể chống đỡ vòng 2 tháng. Trong khi 18% có thể chống đỡ kéo dài hoạt động kéo dài trong 3 tháng. -
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi
EVFTA và EVIPA trở thành những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét và phê chuẩn.