Những đồ lễ cần thiết cho tục hóa vàng ngày tết nguyên đán

2/11/2016 11:07:00 PM
Thời gian thấm thoắt thoi đưa, những ngày tết cổ truyền của dân tộc đã bước sang ngày thứ 3. Theo phong tục, sau ngày 3 đến ngày 7 tết, người dân thường chọn ngày để hóa vàng để tiễn đưa Tổ tiên trở về âm cảnh. Vậy, trong những ngày này, đồ lễ cần dâng lên như thế nào cho đúng?

 

Theo phong tục, sau ngày 3 đến ngày 7 tết, người dân thường chọn ngày để hóa vàng để tiễn đưa Tổ tiên trở về âm cảnh. Vậy, trong những ngày này, đồ lễ cần dâng lên như thế nào cho đúng?

Lễ vật dâng cúng trong lễ tạ năm mới gồm: Nhang, hoa, ngũ quả, trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo, mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.

Những đồ lễ cần thiết cho tục hóa vàng ngày tết nguyên đán

Giáo sư sử học Lê Văn Lan chia sẻ "Các cụ về trời chỉ cần ít quần áo, vật dụng đi đường cùng 5-10 nghìn đồng". Tuy nhiên, sau ngày mùng 3 ngày Tết thầy thì mùng 4 và mùng 5 mới là ngày tiễn các cụ về cõi vĩnh hằng.

Ngoài ra, tục hoá vàng còn dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia sống gần với dương gian. Những đồ vật dụng cần dâng trong lễ hóa vàng gồm tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía).

Đặc biệt, theo các chuyên gia văn hóa phương Đông, việc chọn ngày làm lễ hóa vàng tùy thuộc vào mỗi gia đình nhưng điều quan trọng nhất là phải có lễ tạ gia tiên, gia thần và chư vị thánh thần, phật thì tấm lòng của chủ nhà mới được người âm chứng giám.

Lưu ý, sau khi lễ, các gia chủ sẽ hóa vàng. Phần tiền, vàng của gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của tổ tiên hóa sau. Tại nơi đốt vàng mã, người ta sẽ đặt những cây mía dài để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.

Tổng hợp

Các tin khác