Những điều cần nhớ khi cho cây thủy sinh mới vào hồ thủy sinh

12/15/2020 2:15:00 PM
Nhiều người khi mua cây thủy sinh mới liền trồng ngay vào hồ thủy sinh đang có. Nhưng chỉ sau một thời gian chăm sóc, cây mới kém phát triển hoặc hồ thủy sinh xuất hiện tình trạng nấm bệnh, ốc xâm nhiễm. Nguyên nhân do đâu?

 

Những điều cần nhớ khi cho cây thủy sinh mới vào hồ thủy sinh

Muốn hồ thủy sinh sinh động, đa dạng nhiều màu sắc hơn nhiều người thường bổ sung cây thủy sinh mới vào hồ thủy sinh hiện tại. Để hạn chế những rủi ro, cây thủy sinh mới có thể phát triển tốt trong hồ thủy sinh người chăm sóc cần lưu ý những điều gì?

Nhiều người khi mua cây thủy sinh mới liền trồng ngay vào hồ thủy sinh đang có. Nhưng chỉ sau một thời gian chăm sóc, cây mới kém phát triển hoặc hồ thủy sinh xuất hiện tình trạng nấm bệnh, ốc xâm nhiễm. Nguyên nhân do đâu?

Nên thả trôi, cột dễ cây thủy sinh vào viên đá hoặc sứ lọc thay vì cắm rễ trực tiếp xuống nền hồ thủy sinh

Cắm trực tiếp cây thủy sinh mới vào hồ thủy sinh đang có. Trong khi nênthả trôi, cột dễ cây thủy sinh mới vào viên đá hoặc sứ lọc. Việc làm này có tác dụng giúp cây thích nghi, giảm áp lực nước khi hạ thủy. Ngoài ra, dòng chảy, khí oxy, CO2 tốt hơn trên bề mặt nước nên có tác dụng tăng khả năng thích nghi, sống sót cho cây thủy sinh mới.

Bên cạnh đó, nhiều người chưa có kinh nghiệm thường làm tổn thương rễ, thân cây khi cắm chúng xuống nền hoặc nền còn quá nóng khiến cây thủy sinh mới bị ảnh hưởng.

Khi cây thủy sinh mới đã thích nghi được với môi trường sống mới chúng sẽ tự mọc rễ mới và tự bám vào nền.

Cách ly nuôi trồng riêng cây thủy sinh mới một thời gian

Những cây thủy sinh mới sau khi mua ở các cửa hàng, trang trại giống có khả năng mang mầm bệnh. Do đó người chăm sóc cần cách ly nuôi trồng riêng ở một bể khác trước khi trồng ở hồ thủy sinh đang có.

Ngăn ngừa tình trạng ốc xâm nhiễm, nấm bệnh, vi khuẩn từ cây thủy sinh mới vào hồ thủy sinh đang có người chăm sóc nên nhúng cây thủy sinh mới vào nước muối sau khi mua cây từ cửa hàng về. Cách làm cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện như sau:

+ Pha 240ml muối chuyên dùng cho bể cá hoặc sử dụng muối kosher vào 4 lít nước sạch.

+ Nhúng cây thủy sinh mới vào dung dịch muối pha loãng khoảng 15-20 giây, giữ cho rễ cây ở trên mặt nước.

+ Rửa sạch dễ cây thủy sinh thật sạch trước rồi cho vào bể nuôi cây riêng ở ngoài khoảng 1 tuần trước khi cho vào chung với hồ thủy sinh hiện tại.

Với biện pháp này mọi nấm bệnh, ốc xâm nhiễm, vi khuẩn sẽ được loại bỏ, cây thủy sinh mới cũng phát triển khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, việc chăm sóc hồ nuôi riêng còn giúp cho bạn dễ dàng quan sát phản ứng của cây. Bởi đa số những cây thủy sinh khi sống ở môi trường chăm sóc cũ có cân bằng các yếu tố chúng luôn tích trữ một số dinh dưỡng, năng lượng lớn vào rễ, thân cây phòng trường hợp nguồn thức ăn bị cạn kiệt. Do đó khi chuyển sang hồ thủy sinh mới chúng sẽ lấy nguồn dinh dưỡng dự trữ để tiêu thụ, nhưng sau vài ngày nguồn thức ăn đã cạn kiệt và môi trường sống mới không đáp ứng nhu cầu chúng sẽ phản ứng tiêu cực như rụng lá, mất màu, thối rữa dần.

Không nên áp đặt giờ mở đèn của cây thủy sinh mới khi cho vào hồ thủy sinh

Nhiều người chăm sóc thường mắc phải lỗi phổ biến chính là tuân theo giờ mở đèn sinh hoạt của người chăm sóc. Nhưng một số cây thủy sinh mới ở cửa hàng, trang trại giống thường có lịch quang hợp theo mặt trời nhưng khi người chăm sóc cắm vào hồ mới và bật đèn từ sáng đến tối muộn thì đa số cây thủy sinh sẽ bị đói ăn sáng cả ngày và khi chiều tối chúng khép lá đi ngủ thì chúng ta lại bật đèn một cách vô ích. Khi đó cây thủy sinh mới sẽ xuất hiện các dấu hiệu thiếu ăn này như:

+ Các đốt lá dài bất thường.

+ Lá phái dưới gốc cây rụng dần.

+ Cây thủy sinh mọc ngang tìm ánh sáng ở hướng cửa sổ.

Do đó, người chăm sóc hãy tìm hiểu kỹ thời gian bật đèn của môi trường sống cũ và  bật đèn theo thời gian đó ít nhất vài tuần để cây có thể thích ứng dần dần. Sau đó bạn muốn cây thủy sinh theo thời gian mới của mình hãy điều chỉnh dần,tốt nhất là điều chỉnh không quá 1 tiếng/ngày.

Nên thay nước hồ thủy sinh trước khi cho cây mới vào

Ở một số hồ thủy sinh cũ do có sẵn một số loại cây thủy sinh đã thích nghi luôn có một lượng hóa chất cảm nhiễm tiết ra bởi chính các loại cây trong hồ. Những loại cây cũ trong hồ sẽ dùng hóa chất này để ức chế rêu hại, vi khuẩn, nấm bệnh,…

Nhưng khi người chăm sóc cho cây mới vào những loại cây mới sẽ trong tình trạng shock môi trường và dẫn đến dễ bị tổn thương. Do đó người chăm sóc cần thay nước hồ thủy sinh trước khi cho cây mới vào.

Hi vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp ích rất nhiều cho người chăm sóc hồ thủy sinh tránh mắc phải những sai lầm không đáng có, giúp cho cây thủy sinh mới phát triển tốt trong hồ thủy sinh.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác