Những điểm khác biệt giữa giáo dục Việt Nam và Canada
Nguyễn Hồng Vân từng trải nghiệm thời sinh viên 6 năm học tại Canada, 2 năm làm trợ giảng và hơn một năm làm người dịch cho các buổi họp phụ huynh. Từ đó, chị có nhiều trải nghiệm với nền giáo dục Canada từ góc độ người học, người dạy và người kết nối.
Trong bài viết của mình, chị Hồng Vân chia sẻ những điều “mắt thấy tai nghe” và “đáng phục” của nền giáo dục Canada. Những điều này đều khác biệt với giáo dục Việt Nam – nơi chị trải nghiệm từ nhỏ đến năm 18 tuổi.
Bài viết của Nguyễn Hồng Vân chỉ ra những điểm khác biệt như sau:
Thứ nhất, đó là việc khuyến khích học sinh tự làm việc. Tôi từng là người phiên dịch trong buổi họp giữa người mẹ Việt và cô giáo Canada và có một số câu chuyện như sau: Cô giáo của con trai bốn tuổi kể rằng, cậu bé thường đứng dậy bỏ đi mỗi khi chơi xong, thay vì tự dọn đồ chơi như các bạn, người mẹ trẻ ngượng nghịu: "Tại cháu nó ở nhà với em suốt, giờ mới đi học lần đầu".
"Chắc hẳn là vì ở nhà cháu quen có người làm giúp mình", cô thở dài.
Không có gì nghiêm trọng, cô giáo chỉ muốn thông báo cho người mẹ một số vấn đề nhỏ của cậu bé mới đến lớp lần đầu.
Đoạn hội thoại thứ hai khiến tôi nhớ mãi. Cô giáo chia sẻ: “Cháu ăn khá chậm, nhiều khi các bạn ăn xong hết rồi cháu vẫn còn ngậm cơm”.
Người mẹ đáp: “Ở nhà em phải xúc không à. Vậy cô giúp đỡ cháu. Cô xúc cho cháu cô nhé”, người mẹ cười xu nịnh.
Cô giáo: “Vậy tôi sẽ cho cháu ăn sớm hơn các bạn nửa tiếng để cháu có nhiều thời gian ăn hơn”.
Tôi dịch lại đoạn đó, và người mẹ có vẻ không hiểu tại sao cách giải quyết cho vấn đề ăn chậm của con chị lại là cho cháu ăn sớm hơn các bạn? Cô giáo cũng không hiểu tại sao giải pháp người mẹ đề xuất lại là cô xúc hộ cơm cho một đứa trẻ đã 4 tuổi.
Đó là một khoảng cách văn hóa trong suy nghĩ về việc tự lập của trẻ, cũng là một ví dụ rất tiêu biểu cho xu hướng khuyến khích học sinh tự làm của trường học ở Canada.
Trẻ mầm non tại một trường ở TP HCM. Ảnh: Lê Quân.
Thứ hai, tôi muốn nói về sự tôn trọng quyền riêng tư. Tại Canada, những thông tin cá nhân của học sinh chỉ có học sinh đó và nhà trường được biết. Không có gọi điểm cả lớp sau giờ kiểm tra; Không có bảng xếp thứ hàng tháng photo thành nhiều bản gửi cho phụ huynh cả lớp; Không có bàn tán. Tóm lại, ở Canada, không có sự so sánh và "thi đua", một khái niệm dường như là cốt lõi của nền giáo dục Việt Nam.
Sự riêng tư đó không dừng lại ở điểm số. Một học sinh có thể bị đánh giá là chậm hiểu hơn các bạn trong lớp, nhưng không có ai, thậm chí cả học sinh đó, biết được sự đánh giá này.
Nhưng ở Việt Nam, có bao nhiêu người trong chúng ta từng bị tổn thương khi bị bạn bè trong lớp xì xầm chế giễu vì một thông tin nào đó của chúng ta bị lộ ra và truyền miệng rộng rãi?
Ví dụ: "Con bé đó có bố đi tù" hay "Thằng này mẹ nó bán giò chả đấy". Hoặc những tiếng cười rúc rích khi bạn phải đọc to trước cả lớp rằng mình là con thứ 5 trong gia đình có 7 người con?
Trong lớp học ở Canada, theo luật, giáo viên bắt buộc phải bảo vệ thông tin cá nhân của học sinh. Ở cấp độ đại học, khi sinh viên đã đủ tuổi trưởng thành, các thông tin y tế của sinh viên cũng không được phép tiết lộ nếu không có sự đồng ý của cá nhân.
Ví dụ, một người mẹ gọi đến phòng khám của trường đại học yêu cầu được biết có phải con mình đã đến đây khám thai hay không? Nếu người con chưa cho phép, phòng y tế hay nhà trường sẽ không được nói gì cả.
Thứ ba, cá nhân hóa chương trình học. Trong một buổi phụ huynh, nhà trường cố gắng thuyết phục cha mẹ của một cậu bé lớp 1 cho phép em được theo học chương trình điều chỉnh riêng phù hợp khả năng và nhu cầu của mình, vì các bác sĩ tâm lý của trường đã quan sát, đánh giá và cùng học với em, kết luận rằng em có chứng tự kỷ nhẹ.
"Lớp của cháu có 20 học sinh, 9 bé có những chương trình khác nhau, như vậy là gần một nửa rồi" - cô hiệu phó nói.
Cha mẹ cậu bé rất lo lắng. Nếu bạn bè biết được xa lánh nó thì sao? Liệu người ta có cho con họ vào khu riêng dành cho những đứa trẻ tâm thần?
Là những người nhập cư trong một xã hội xa lạ cả về ngôn ngữ và văn hóa, bố mẹ cậu bé cảm thấy bất lực trước những hậu quả họ không lường được, họ muốn bảo vệ con mình, và vì thế, khăng khăng từ chối việc cho nhà trường thực hiện chương trình học riêng cho cậu.
Điều khiến tôi xúc động là đây không phải trường hợp duy nhất mà nhà trường tốn nhiều công sức, thời gian để hỗ trợ một cá nhân riêng lẻ. Thay vì cố ép học sinh vào cái khuôn và phủi tay hết trách nhiệm, nhà trường sẽ cố hết sức để đáp ứng nhu cầu của từng em.
Một lần khác, tôi gặp những giáo viên tìm cách xin quỹ trường để mua cây đàn cho em học sinh có vấn đề về tâm lý, vì thầy giáo nhận thấy em bình tĩnh hơn khi được đùa nghịch với những âm thanh.
Hoặc tôi biết cả một nhóm giáo viên dạy nhiều môn khác nhau dành thời gian trong hè để dạy cho học sinh lớp 6 bị trầm cảm tự cắt tay, đã nghỉ rất nhiều trong năm học. Tất cả những người đó không được trả thêm tiền cho những việc họ làm.
Thứ tư, ở Cananda, không có sách giáo khoa trên toàn quốc. Mỗi tỉnh tại Canada có một cơ quan phụ trách giáo dục riêng. Mỗi quận lại có một hội đồng giáo dục quản lý các trường học trong địa phận của mình. Mỗi trường có các hướng dẫn chung về những nội dung cần dạy. Nhưng trách nhiệm cuối cùng là ở giáo viên trực tiếp đứng lớp. Họ tự lên giáo án và chọn sách để dạy học sinh.
Nếu như vậy thì làm sao bảo đảm được rằng học sinh ở các địa điểm khác nhau có trình độ tương đương nhau? Hay đơn giản là học sinh ở các nơi đều có một trình độ học vấn tối thiểu?
Trên trang web của chính phủ Canada, mục "Giáo dục ở Canada", câu đầu tiên là "Cha mẹ chịu trách nhiệm chính với việc giáo dục con em mình". Có nghĩa là, nhà trường và nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ cha mẹ. Không phải cứ gửi con đến trường, giao cho cô giáo là xong. Cũng không thể tặc lưỡi: "Để nó ra đời cho xã hội dạy".
Cha mẹ ở Canada tham gia rất sâu vào việc học hành của con cái, và họ được khuyến khích làm vậy. Giáo dục ở đây được coi như dịch vụ công mà nhà nước cung cấp, nhưng cha mẹ và học sinh có quyền phản hồi, đóng góp, thay đổi chương trình học và cả người dạy. Học sinh cuối học kỳ được phát phiếu đánh giá thầy cô giáo.
Năm 2015, tỉnh Ontario đưa một số nội dung mới vào việc giáo dục giới tính cho học sinh. Rất nhiều phụ huynh phản đối, đặc biệt là những gia đình có lối sống truyền thống và khắt khe. Họ biểu tình, lên báo và đài phát thanh để bày tỏ ý kiến. Họ viết thư cho các hội đồng giáo dục. Họ cho con nghỉ ở nhà, không đến lớp.
Tôi cũng đã dịch rất nhiều thư mời của nhà trường đến các phụ huynh người Việt không đọc được tiếng Anh để họ đóng góp ý kiến, ví dụ khi giáo viên đình công đòi tăng lương. Các trường thường được đánh giá từ phía nhà nước và phụ huynh, và đấy chính là cơ chế để họ nỗ lực dạy tốt.
Sự cạnh tranh luôn khiến người ta vươn lên để mang đến dịch vụ tốt hơn. Khi giáo dục không còn là đặc quyền của nhóm nhỏ, mà là quyền cơ bản cho tất cả dân chúng, thì coi việc dạy là một năng lực thần thánh mà những người không dạy thì không được quyền vặn vẹo, hay phê bình, có vẻ không còn là cách tiếp cận hiệu quả.
Thứ năm, tôi nói về việc tôn trọng học sinh. Điều này được thể hiện ở những hành động nhỏ nhặt.
Ví dụ, cô giáo ngồi xổm để nói chuyện với học sinh thay vì đứng và nói từ trên cao xuống. Thầy giáo chìa bàn tay to lớn để bắt tay (chứ không phải xoa đầu) làm quen khi những cô cậu lũn cũn lần đầu vào lớp 1. Và quan trọng nhất là giáo viên luôn lời xin lỗi. "Xin lỗi em cô không biết câu trả lời cho câu hỏi của em, nhưng cô sẽ tìm hiểu và trả lời em vào buổi sau nhé".
Thứ sáu, trường học ở Canada luôn hỗ trợ kỹ năng miễn phí. Tôi hơi thấy bực khi người ta kết tội: “Học sinh sinh viên Việt Nam thiếu kỹ năng, không biết viết đơn xin việc, không biết trả lời phỏng vấn". Kết tội như vậy, nhưng không ai hỏi lại câu “Tại sao?”.
Trong các lớp học ở chương trình thạc sĩ của tôi, thường mỗi sinh viên sẽ phải chịu trách nhiệm một tuần. Giáo sư chỉ ngồi dưới nghe, thỉnh thoảng bổ sung, đặt câu hỏi, gợi mở một ý quan trọng.
Không phải người Tây nào sinh ra đã biết thuyết trình dõng dạc, cuốn hút. Đấy là một kỹ năng cần phải được dạy và rèn luyện. Cả hai điều đó, các trường học ở Canada đều rất sẵn.
Trường đại học của tôi có đến hàng chục các loại trung tâm khác nhau, hỗ trợ các kỹ năng như viết, thuyết trình, dạy học, xin việc, đọc sách, nhận biết và điều chỉnh cảm xúc bản thân, giao tiếp cùng với các chương trình kết nối nhà tuyển dụng, hộ chợ việc làm. Tất cả đều miễn phí.
Ở cấp 3, học sinh được giới thiệu đến các cơ quan công sở để quan sát. Học sinh có cơ hội làm nhiều việc tình nguyện như nhà dưỡng lão, bệnh viện, trung tâm nuôi động vật, tổ chức dành cho trẻ em, nhà thờ. Học sinh cấp 3 còn phải hoàn thành tối thiểu 40 giờ làm việc cộng đồng, đó là một yêu cầu bắt buộc để tốt nghiệp.
Thứ bảy, điều rất hiển nhiên ở đây mà tôi thấy đáng phục, đó là không có học phí. Giáo dục ở Canada miễn phí từ năm 4 tuổi cho đến hết lớp 12. Theo học đại học cũng khá rẻ (nếu so với một gia đình ở nông thôn ta cho con đi học đại học ở Hà Nội).
Nhà nước cho gia đình sinh viên vay tiền để học đại học, khi nào ra trường đi làm có lương mới phải trả nợ dần. Nếu lâu quá vẫn nghèo không trả được thì có thể nhà nước xem xét xóa nợ luôn. Nếu bố mẹ bỏ tiền vào một quỹ tiết kiệm để dành cho con đi học đại học từ lúc còn nhỏ, đến năm 18 tuổi, nhà nước sẽ cho không số tiền tương ứng 20% số tiền mà bố mẹ đã tiết kiệm.
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo zing)
Các tin khác
-
Bộ GD&ĐT sửa đổi mốc thời gian quan trọng năm học 2019-2020, học sinh cần nắm rõ
Ảnh hưởng dịch Covid-19 nhiều trường trên cả nước đã cho học sinh nghỉ học nhằm tránh dịch bệnh lây lan. Do vậy kéo theo nhiều mốc thời gian quan trọng của năm học đã được Bộ GD&ĐT sửa đổi cho phù hợp với tình hình hiện nay. -
Lịch học học cả nước tiếp tục điều chỉnh do dịch Covid-19
Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tính đến ngày 18/3/2020 trên cả nước ghi nhận có 68 ca nghiễm virus SARS-CoV-2. -
Dịch Covid-19, Bộ GD&ĐT tiếp tục điều chỉnh khung thời gian kết thúc năm học 2019-2020
Do ảnh hưởng bởi sự lây lan của dịch Covid-19 học sinh các khối lớp vẫn phải nghỉ học để bảo đảm an toàn. Ngày 13/3 Bộ GD&ĐT gửi công văn hỏa tốc tới chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc điều cỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020. -
Dịch Covid-19, 150 trường tư thục kêu cứu vì cạn kiệt tài chính, có nguy cơ phá sản
150 cơ sở giáo dục ngoài công lập (bao gồm các trường học từ mầm non đến phổ thông, đại học, các trung tâm ngoại ngữ…) đã có kiến nghị khẩn gửi tới Thủ tướng, các bộ, ban ngành về vấn đề hỗ trợ vượt qua khó khăn của dịch bệnh Covid-19, nếu không sẽ họ sẽ bị phá sản vì không cân đối được thu chi. -
Học sinh lưu ý những mốc thời gian kế hoạch năm học 2019-2020 đã điều chỉnh
Nhằm ngăn ngừa dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng, nhiều trường trên cả nước đã tiến hành phun khử trùng và cho học sinh nghỉ học kéo theo đó là kế hoạch năm học 2019-2020 cũng sẽ thay đổi so với mọi năm. -
Phòng học chiếu sáng đạt chuẩn phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Cận thị học đường đang trở thành một vấn nạn đối với lứa học sinh, tỷ lệ cận thị học đường đang ngày một tăng cao làm ảnh hưởng đến học tập, vui chơi của con trẻ. -
Bài văn tả bố được cô giáo chấm 9,5 điểm gây sốt mạng xã hội
Một bài văn tả bố của học sinh lớp 7 khiến cho ai đọc cũng nghẹn ngào. Theo nội dung đăng tải, bài văn được cô giáo cho 9,5 điểm kèm với lời phê " bài viết biểu lộ những cảm xúc rất chân thành, em nên để bố đọc bài viết này như một lời cảm ơn cũng như bộc bạch những cảm xúc chân thành với bố". -
Bộ giáo dục quyết định giảm 33% tổng chỉ tiêu đào tạo sư phạm trên cả nước
Mới đây nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Bộ giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định giảm 33% tổng chỉ tiêu đào tào sư phạm trên cả nước. -
Phương pháp mới: Dùng người máy giúp học sinh ôn thi đại học
Thay vì phải đi tìm các địa điểm, lò luyện thi hoặc gia sư, người dân quốc gia đông nhất thế giới đã tìm ra giải pháp dùng người máy giúp học sinh ôn thi đại học. Kết quả hơn cả mong đợi. -
Top 10 ĐH đào tạo ngành khoa học máy tính tốt nhất thế giới
Theo Times Higher Education, bảng xếp hạng các trường đào tạo ngành Khoa học Máy tính tốt nhất thế giới năm 2018 dựa trên những phân tích về số bài báo được trích dẫn, thu nhập (từ chuyển giao kiến thức), triển vọng quốc tế, nghiên cứu, chất lượng giảng dạy (môi trường học tập).