Phòng học chiếu sáng đạt chuẩn phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?

12/21/2019 2:54:00 PM
Cận thị học đường đang trở thành một vấn nạn đối với lứa học sinh, tỷ lệ cận thị học đường đang ngày một tăng cao làm ảnh hưởng đến học tập, vui chơi của con trẻ.

 

Cận thị học đường đang trở thành một vấn nạn đối với lứa học sinh, tỷ lệ cận thị học đường đang ngày một tăng cao làm ảnh hưởng đến học tập, vui chơi của con trẻ. Một trong những nguyên nhân gia tăng tỷ lệ cận thị ở học sinh chính là cách bố trí ánh sáng tại các phòng học chưa hợp lý.

Những sai lầm phổ biến về chiếu sáng của các phòng học

+ Để tiết kiệm chi phí một số nơi sử dụng các đèn chiếu sáng có độ rọi sáng dưới 100 lux

+ Bóng đèn không được lắp đặt các máng chụp, các chao.

+ Ánh sáng không phù hợp chỉ số thắp sáng cho phòng học, thấp dưới 9W/m2, hoặc cao tới 15W/m2.

+ Hệ thống bóng đèn được mắc song song theo chiều dài lớp học làm cho ánh sáng tỏa ra không đều, tranh tối tranh sáng.

+ Hệ thống quạt trần treo thấp hơn bóng điện gây hiện tượng chia cắt ánh sáng khi bật quạt, gây mỏi mắt cho học sinh.

+ Cửa ra vào ở phía trên lớp học gây khó khăn khi dùng máy chiếu, màn hình chiếu bị phản sáng của ánh sáng tự nhiên.

+ Bóng đèn lắp trên phía bảng không có máng che, gây lóa mắt cho học sinh khi nhìn lên bảng.

Mức độ chiếu sáng trong phòng học ảnh hưởng thực sự tới chất lượng học tập của học sinh. Theo kết quả khảo sát cho thấy, khi chiếu sáng bề mặt bàn học của học sinh là 400LUX thì số lượng bài tập không mắc lỗi chiếm 74%, nhưng nếu độ chiếu sáng của bàn học từ 100-150LUX thì số lượng bài tập không mắc lỗi chỉ cần 35%. Kết quả một số nghiên cứu, khi làm việc bằng mắt trong thời gian 3 giờ với độ chiếu sáng 30-50LUX thì sự ổn định thị giác giảm 37% so với cường độ ánh sáng lớn hơn 200-300LUX thì giảm 10%. Do đó, độ rọi càng hợp lý thì khả năng làm việc bằng mắt càng cao và giảm tình trạng mỏi mắt.

Phòng học chiếu sáng đạt tiêu chuẩn

Phòng học chiếu sáng đạt tiêu chuẩn phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

+ Các lớp học có diện tích trung bình khoảng 50m2 nên dùng 9 bóng đèn soi bàn học và 2 bóng đèn soi bảng.

+ Nên sử dụng các bóng đèn LED trung bình từ 18W, hiệu suất phát quang 100Lumen/W, hiệu suất sử dụng năng lượng >90%, nhiệt độ màu của ánh sáng 6200k, màu sắc dễ chịu, ánh sáng gần với ánh sáng ngoài trời.

+ Phòng học phải được bố trí đúng hướng, cửa sổ, cửa ra vào đủ ánh sáng tự nhiên. Nên mở cửa sổ hoặc cửa kính để lấy ánh sáng tự nhiên nhưng không được rọi vào bàn học sinh

+ Độ rọi phải đảm bảo 300 – 500 lux giúp các chức năng thị giác ở học sinh trở lên tốt hơn.

+ Ánh sáng của các nguồn sáng dài phải được bố trí chiếu trực tiếp từ trên trần xuống.

+ Nên sử dụng quạt treo tường, lắp ở độ cao 2,5m dọc theo lớp học để khắc phục hiện tượng chia cắt ánh sáng khi quạt vận hành. Nếu có điều kiện, kinh phí có thể thay thế bằng điều hòa, máy làm mát,..

+ Cácđèn nên bố trí song song với hướng nhìn và cửa để hạn chế phản xạ lóa mắt cho học sinh.

+ Số lượng đèn bố trí trong một lớp học ít nhưng phải bảo đảm được độ rọi sáng theo tiêu chuẩn. Mật độ công suất tiêu thụ điện dưới 10W/m2.

+ Trang bị màn chống tạp âm, chống sáng ngược và màn chiếu của projector, trần màu trắng phản xạ tốt ánh sáng nhằm tạo ra ánh sáng tại mọi vị trí của lớp học.

+ Phòng học có diện tích trung bình khoảng 50m2, hai bên có hành lang với 2 – 3 cửa ra vào, nhằm lợi dụng thêm ánh sáng phản xạ tự nhiên, lắp đặt khoảng 10 – 12 bộ đèn huỳnh quang.

+ Các đèn chiếu phải có chao, máng chụp phản quang để tăng cường độ sáng, phân bổ đồng đều ánh sáng trong phòng học.

Với thiết kế hệ thống chiếu sáng tiêu chuẩn như ở trên các phòng học sẽ không cần sử dụng nhiều bóng đèn mà vẫn cải thiện được các thông số chiếu sáng đạt chuẩn theo quy định. Góp phần đảm bảo sức khỏe, giảm thiểu các tật về thị lực ở học sinh.

Suckhoecuocsong.vn/TH

 

Các tin khác