Phương pháp mới: Dùng người máy giúp học sinh ôn thi đại học
Tại Trung Quốc, kì thi diễn ra vào tháng 6 hằng năm, gồm các môn thi gồm tiếng Trung, toán, khoa học và ngoại ngữ. Tổng điểm thi sẽ được dùng để xếp hạng và xét tuyển vào các đại học khác nhau. Những trường hàng đầu như Đại học Bắc Kinh hay Đại học Thanh Hoa, như Harvard và Yale, luôn yêu cầu điểm đầu vào cao nhất.
Ông Lật Hạo Dương, một trong những người sáng lập ra Công ty giáo dục Nghệ Học, đã có ý tưởng cung cấp robot có trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) phụ đạo học sinh chuẩn bị cho kì thi vào đại học. Theo ông Lật: “Những người máy dạy kèm hiểu học sinh tốt hơn cả học sinh hiểu chính mình”.
Một cuộc thử nghiệm để so sánh hiệu quả giữa phần mềm AI của Nghệ Học với những giáo viên có thời gian giảng dạy trung bình 17 năm đã diễn ra tại thành phố Trịnh Châu (Hà Nam) vào tháng 10/2017. Trong đó, đơn vị giáo dục địa phương và công ty phân tích iResearch tham gia giám sát và điều hành cuộc thử nghiệm.
Đã có 78 học sinh tham gia cuộc thử nghiệm, và kết quả cho thấy học sinh được phần mềm AI kèm cặp có điểm số được cải thiện hơn học sinh được người thật giảng dạy. Cụ thể, sau 4 ngày ôn luyện cực khổ, những học sinh dùng phần mềm AI của công ty có điểm kiểm tra toán trung bình tăng 36,13 điểm, trong khi giáo viên là người thật chỉ giúp tăng 26,18 điểm.
Ông Lật chia sẻ “Cách dạy ở trong lớp có hiệu quả thấp vì mỗi học sinh có điểm yếu khác nhau. Nhiều học sinh lãng phí kiến thức học những kiến thức mà các em đã nắm vững rất nhiều lần, trong khi giáo viên muốn chỉ dạy cho những học sinh chưa nắm. Nhưng cả khi như vậy thì những đối tượng tiếp thu chậm cũng sẽ bị bỏ lại vì giáo viên không có đủ thời gian để giúp các em này”.
Tại Trung Quốc, nhiều công ty khởi nghiệp như công ty giáo dục công nghệ Hộ Giang cũng là đối thủ của Nghệ Học để giành được thị phần trong ngành giáo dục trực tuyến đang không ngừng mở rộng của Trung Quốc. Theo công ty iResearch, thị trường giáo dục trực tuyến năm 2019 sẽ tăng hơn 70% so với năm 2016, đạt đến mức 41 tỉ USD.
Trong hơn 800.000 học sinh tỉnh Hà Nam, nơi Nghệ Học thực hiện cuộc thử nghiệm, tham gia thi vào đại học năm 2017 thì chỉ có 10% đậu vào những trường điểm có danh tiếng và nhận được nhiều hỗ trợ của nhà nước. Đây là tỷ lệ thấp nhất cả nước Trung Quốc. Ông Lật cho biết Nghệ Học hiện có hơn 100.000 người dùng trả tiền sử dụng phần mềm AI của công ty này, trong đó có khoảng 10.000 người trả hơn 10.000 Nhân dân tệ cho mỗi khóa phụ đạo, thậm chí có học sinh trả đến 50.000 Nhân dân tệ để tham gia nhiều khóa. Tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty hiện ở mức 80- 90% và có thể sẽ thay đổi nếu Nghệ Học mở 2.000 trung tâm ôn luyện phục vụ cho nhu cầu của các bậc cha mẹ vẫn thích gửi con mình đến các lớp luyện thi thay vì học trực tuyến.
Được biết, Nghệ Học đang tính hợp tác với công ty Hanson Robotics ở Hồng Kông, đơn vị phát triển robot Sophia (người máy đầu tiên được cấp quyền công dân bởi Ả Rập Saudi), để sản xuất những robot hình dạng con người tương tác với học sinh trong những trung tâm luyện thi bởi “Bọn trẻ luyện thi thực sự rất cực khổ. Bằng cách xây dựng hệ thống này, tôi hy vọng có thể giải phóng chúng”.
Theo SCMP & Motthegioi.vn
Các tin khác
-
Bộ GD&ĐT sửa đổi mốc thời gian quan trọng năm học 2019-2020, học sinh cần nắm rõ
Ảnh hưởng dịch Covid-19 nhiều trường trên cả nước đã cho học sinh nghỉ học nhằm tránh dịch bệnh lây lan. Do vậy kéo theo nhiều mốc thời gian quan trọng của năm học đã được Bộ GD&ĐT sửa đổi cho phù hợp với tình hình hiện nay. -
Lịch học học cả nước tiếp tục điều chỉnh do dịch Covid-19
Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tính đến ngày 18/3/2020 trên cả nước ghi nhận có 68 ca nghiễm virus SARS-CoV-2. -
Dịch Covid-19, Bộ GD&ĐT tiếp tục điều chỉnh khung thời gian kết thúc năm học 2019-2020
Do ảnh hưởng bởi sự lây lan của dịch Covid-19 học sinh các khối lớp vẫn phải nghỉ học để bảo đảm an toàn. Ngày 13/3 Bộ GD&ĐT gửi công văn hỏa tốc tới chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc điều cỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020. -
Dịch Covid-19, 150 trường tư thục kêu cứu vì cạn kiệt tài chính, có nguy cơ phá sản
150 cơ sở giáo dục ngoài công lập (bao gồm các trường học từ mầm non đến phổ thông, đại học, các trung tâm ngoại ngữ…) đã có kiến nghị khẩn gửi tới Thủ tướng, các bộ, ban ngành về vấn đề hỗ trợ vượt qua khó khăn của dịch bệnh Covid-19, nếu không sẽ họ sẽ bị phá sản vì không cân đối được thu chi. -
Học sinh lưu ý những mốc thời gian kế hoạch năm học 2019-2020 đã điều chỉnh
Nhằm ngăn ngừa dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng, nhiều trường trên cả nước đã tiến hành phun khử trùng và cho học sinh nghỉ học kéo theo đó là kế hoạch năm học 2019-2020 cũng sẽ thay đổi so với mọi năm. -
Phòng học chiếu sáng đạt chuẩn phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Cận thị học đường đang trở thành một vấn nạn đối với lứa học sinh, tỷ lệ cận thị học đường đang ngày một tăng cao làm ảnh hưởng đến học tập, vui chơi của con trẻ. -
Bài văn tả bố được cô giáo chấm 9,5 điểm gây sốt mạng xã hội
Một bài văn tả bố của học sinh lớp 7 khiến cho ai đọc cũng nghẹn ngào. Theo nội dung đăng tải, bài văn được cô giáo cho 9,5 điểm kèm với lời phê " bài viết biểu lộ những cảm xúc rất chân thành, em nên để bố đọc bài viết này như một lời cảm ơn cũng như bộc bạch những cảm xúc chân thành với bố". -
Bộ giáo dục quyết định giảm 33% tổng chỉ tiêu đào tạo sư phạm trên cả nước
Mới đây nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên Bộ giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định giảm 33% tổng chỉ tiêu đào tào sư phạm trên cả nước. -
Top 10 ĐH đào tạo ngành khoa học máy tính tốt nhất thế giới
Theo Times Higher Education, bảng xếp hạng các trường đào tạo ngành Khoa học Máy tính tốt nhất thế giới năm 2018 dựa trên những phân tích về số bài báo được trích dẫn, thu nhập (từ chuyển giao kiến thức), triển vọng quốc tế, nghiên cứu, chất lượng giảng dạy (môi trường học tập).