Những điểm đến rùng rợn ngay từ cái tên

11/27/2014 2:05:56 AM
Thác máu, cổng địa ngục là những cái tên cực kỳ ấn tượng, khơi gợi trí tò mò của rất nhiều du khách tuy nhiên đến thăm nơi đây cũng cần có lòng cam đảm bởi tên gọi ẩn chứa sự một đáng sợ.

 

 

Cổng địa ngục ở Turkmenistan

 

Khó mà diễn tả hết được nỗi ngạc nhiên của các nhà địa chất học Liên Xô trên sa mạc Karakum ở Turkmenistan năm 1971. Thiết bị khoan của họ đột ngột rơi xuyên qua lòng đất, rơi thẳng xuống một cái hang lớn rộng gần 100 m.

 

 

Ảnh: Abduzeedo.com.

 

Hang chứa đầy khí mê-tan và các nhà khoa học quyết định đốt cháy nó sẽ an toàn hơn để ngấm sang ngôi làng Derweze bên cạnh. Họ đốt với hy vọng chỉ cháy chừng vài tuần là xong, dè đâu hơn 40 năm sau ngọn lửa vẫn bốc lên phừng phực.

 

Cảnh tượng này về đêm càng ấn tượng hơn, khiến người dân địa phương phải gọi là “Cổng địa ngục”. Sức nóng tỏa ra mạnh đến nỗi chỉ có thể đứng gần miệng hang chừng vài phút.

 

Thác Máu ở Nam Cực

 

Victoria, vùng đất ngay dưới phía Nam của New Zealand, có một khung cảnh mang hơi hướng án mạng: vết máu khổng lồ in hằn trên bề mặt trắng xóa của của dòng sông băng Taylor dài hơn 56 m.

 

 

Ảnh: Eco4theworld.com.

 

Thật ra, thác Máu không liên quan gì đến máu. Màu đỏ ấn tượng ấy là tác phẩm của loài vi sinh vật ăn lưu huỳnh sống ở sâu trong những hồ nước ngầm giàu sắt bên dưới sông băng. Chúng thải ra ô-xít sắt màu đỏ thẫm làm đổi màu cả băng.

 

Hầu nhưng không mấy người có cơ hội nhìn thấy thác Máu ngoài đời thật. Nhưng nhìn qua ảnh chụp cũng đủ đáng sợ. Nơi này được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1911 do công của nhà địa lý Thomas Griffith Taylor trong một chuyến thám hiểm Nam Cực. Dòng sông băng được đặt theo tên ông.

 

Mắt của Sahara ở Mauritania

 

Đứng trên mặt đất thì rất khó thấy được “con mắt” này. Nhưng nhìn từ trên cao sẽ thấy rất rõ những vòng tròn đồng tâm lan tỏa với đường kính hơn 40 km trên sa mạc Sahara, gần thị trấn Ouadane ở miền Trung – Tây Mauritania.

 

 

Ảnh: Abduzeedo.com.

 

Người ta bảo giống vòng mùa màng, tuy nhiên đây không phải là tuyệt tác của người ngoài hành tinh. Chính hiện tượng đá trầm tích trào lên đã tạo ra một khu vực trong giống như hồ nước đang gợn sóng lăn tăn thì bị đóng băng.

 

Ban đầu, người ta tin vào giả thuyết một thiên thạch lao xuống đã tạo ra “con mắt” nhưng nay lại nghiêng về các lý giải mang tính địa chất. Cũng có giả thuyết cho rằng đó là hậu quả của các vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất nhưng xem ra khó thuyết phục người nghe.

 

Đường xá ở Mauritania khá khó đi. Muốn nhìn thấy Mắt Sahara rõ hơn cả, tốt nhất là bay từ Morocco sang để nhìn ngắm từ trên không trung.

 

Đồng muối Salar de Uyuni ở Bolivia

 

Có khi nào bạn thấy như đang dạo bước trên mây mà trong đầu không ngừng suy đoán mình đang ở trên trời hay dưới đất? Đó chính xác là cảm giác độc nhất vô nhị mà Salar de Uyuni (hay Salar de Tunupa), cánh đồng muối lớn nhất thế giới, mang lại.

 

 

Ảnh: Abduzeedo.com.

 

Trải rộng trên diện tích khoảng 10.582 km2, Salar của ngày hôm nay là kết quả của sự biến đổi giữa nhiều hồ nước có từ thời tiền sử.

 

Bề mặt Salar được bao phủ bởi lớp muối dày khoảng vài mét và đạt đến độ cực kỳ bằng phẳng. Bầu trời bên trên Salar lúc nào cũng trong xanh cộng với độ phẳng khác thường biến nó thành một “thiết bị” hoàn hảo để kiểm tra các vệ tinh quan sát Trái đất.

 

Động băng ở Skaftafell, Iceland

 

Hang động này nằm bên dưới một dòng sông băng, được tạo ra bởi những luồng nước mưa và băng tan từ bề mặt chảy vào các kẽ hở. Lâu dần, những cái hang dài thành hình với đầy đủ tường và trần rất phức tạp.

 

 

Ảnh: Abduzeedo.com.

 

Phần việc cuối cùng thuộc về gió lạnh, gây ra những âm thanh đáng sợ nghe như gãy vỡ bên trong hang, cứ như thể tuyệt tác thiên nhiên này sắp sập đến nơi.

 

Sóng đóng băng ở Nam Cực

 

Những con sóng này trông giống như trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng.

 

Nhưng hoàn toàn ngược lại, những con sóng này đang tan ra chứ không phải đóng băng.

 

(Theo NLD)

Các tin khác