Những ai không nên ăn bắp cải tránh ảnh hưởng sức khỏe

18/08/2023 16:33

Những người không nên ăn rau bắp cải

Bắp cải là một trong những loại rau chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, vô cùng có lợi cho sức khỏe Bắp cải được sử dụng làm thuốc ở châu Âu từ thời Thượng cổ. Người ta đã gọi nó là “Thầy thuốc của người nghèo”, hỗ trợ điều trị các bệnh như đau khớp, nhức tay chân, nổi hạch, đau nhức do thấp khớp, thống phong, đau dây thần kinh tọa, tiểu đường, hạ đường huyết, nóng trong, viêm họng, viêm phế quản, khản tiếng, phòng chống nhiễm khuẩn, chữa ho nhiều đờm, thanh nhiệt, giải độc,...

Mặc dù chứa nhiều lợi ích sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn rau bắp cải, bởi nếu ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tình trạng bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Những người không nên ăn rau bắp cải

Người bị bướu cổ, rối loạn tuyến giáp

Những người bị bướu cổ, rối loạn tuyến giáp không nên ăn nhiều rau bắp cải nên thay thế bằng những loại rau xanh khác trong thực đơn hằng ngày. Bởi bắp cải bên cạnh chứa nhiều vitamin, khoáng chất kali, canxi, sắt, magie, kẽm, phốt pho,... thì có chứa hàm lượng goitrin nhỏ. Goitrin vừa mang lại công dụng chống oxy hóa nhưng cũng có thể gây bướu cổ. Vậy nên những người bị bướu cổ, rối loạn tuyến giáp nếu không muốn tuyến giáp, tình trạng bướu cổ bị phù to không nên ăn bắp cải. Nếu muốn ăn rau bắp cải chỉ nên ăn một lượng vừa phải, khi sơ chế cần cắt từng lá, ngâm rửa sạch với nước muối từ 10 - 15 phút rồi thái nhỏ chế biến. Bởi điều này sẽ giúp goitrin mới đảm bảo bị phân hủy hết.

Người bị bệnh thận

Rau bắp cải có chứa chứa vitamin C, vitamin B3, vitamin K, các khoáng chất như natri, kali, canxi, sắt, magie, kẽm, phốt pho … tốt cho sức nhưng trong bắp cải cũng có khá nhiều axit oxalic. Khi tiêu thụ quá nhiều rau bắp cải thì loại axit oxalic sẽ kết hợp với các chất dinh dưỡng cần thiết bên trong cơ thể như kali, magie, sắt, canxi… tạo thành muối oxalat.

Muối oxalat có thể lắng đọng ở thận, làm tăng khả năng hình thành sỏi ở thận nên những người bị suy thận nặng, thậm chí phải chạy thận nhân tạo không nên ăn rau bắp cải.

Người có dạ dày không tốt

Bắp cải có chứa chất xơ, vitamin, khoáng chất nhưng bắp cải rất dễ sinh khí, nếu ăn sống sẽ gây đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu. Do đó những người đang gặp tình trạng chướng bụng, đầy hơi hay đau dạ dày nên hạn chế ăn bắp cải sống. Để đảm bảo sức khỏe nêu nấu chín không nên ăn rau bắp cải sống, bắp cải muối chua.

Người có hệ tiêu hóa kém

Những người có hệ tiêu hóa kém không nên ăn nhiều rau bắp cải. Mặc dù rau bắp cải có hàm lượng chất xơ cao có lợi cho việc ngừa táo bón, hỗ trợ nhuận tràng. Nhưng những người đang gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, hệ tiêu hóa kém khi ăn rau bắp cải sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bị xuất huyết dưới kết mạc, dị ứng

Người bị xuất huyết dưới kết mạc, dị ứng ăn bắp cải có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, nhất là ăn bắp cải muối chua. Bởi món ăn nầy có chứa histamin chất có khả năng gây ngứa, chảy nước mắt, nước mũi và xung huyết

Người bị tạng hàn

Trong Đông y, bắp cải có tính hàn nên những ai bị yếu người, lạnh chân, lạnh tay hay đang gặp vấn đề liên quan đến phong hàn không nên ăn rau bắp cải bởi sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Nếu những người tạng hàn, lạnh chân, lạnh tay vẫn muốn ăn bắp cải thì nên đập dập một nhánh gừng cho thêm vào và luộc cùng bắp cải. Bởi từ xưa tới giờ gừng được biết đến là thực phẩm có tính nóng sẽ trung hòa bớt tính hàn trong rau bắp cải.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Ngỡ ngàng lợi ích tuyệt với từ rau bắp cải

Có nên ăn nhiều rau khoai lang?

Rau khoai lang: những ai nên ăn, không nên ăn nhiều

Bắp cải: 6 lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe theo bác sĩ tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột

Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột