‘Nhập gia tùy tục’ với một số quy tắc ăn uống của các nước trên thế giới

3/12/2015 10:28:46 AM
Đi du lịch - nghĩa là bạn có cơ hội được tận mắt chứng kiến và được sờ tận tay những điều mới lạ hấp dẫn của nhiều vùng đất khác. Ngoài việc khám phá những địa điểm đẹp mắt, thú vị… tất nhiên, bạn sẽ không thể không nhắc tới việc thưởng thức các món ăn đặc trưng theo truyền thống của vùng đất đó.

 

 

Tuy nhiên, mỗi quốc gia, mỗi điểm đến lại có những phong tục văn hóa khác nhau, chính vì vậy, một số quy tắc ăn uống mà chúng tôi giới thiệu dưới đây sẽ giúp bạn “nhập gia tùy tục” một cách dễ dàng và thuận lợi hơn.

 

Trung Quốc

 

 

-  Đừng bao giờ chĩa đũa vào người đối diện, đó là biểu hiện của sự khiếm nhã.

 

-  Không bao giờ cắt sợi mì khi ăn. Người Trung Quốc quan niệm rằng, sợi mì càng dài tượng trưng cho việc sống thọ nên cắt mì đồng nghĩa với chết sớm.

 

-  Ợ hơi hoặc làm bàn ăn lộn xộn một chút là cách thể hiện sự ngon miệng. Bên cạnh đó, để lại một chút đồ ăn với ẩn ý rằng mình được phục vụ nhiều hơn mức mong đợi sẽ khiến chủ nhà cảm thấy vui vẻ hơn.

 

Hàn Quốc

 

-  Người nhỏ trong nhà không được tự ý dùng bữa nếu người lớn chưa bắt đầu ăn.

 

Nhật Bản

 

-  Khi ăn sushi ở Nhật, bạn nên ăn một miếng một lần, còn nếu bạn phải cắn vài lần thì hãy để trên đũa cho đến khi ăn xong chứ không được bỏ lại.

 

-  Khi ăn mỳ hoặc súp, phát ra tiếng húp xì xụp là cách thể hiện sự ngon miệng, càng to càng tốt. Bạn cũng có thể húp nước canh từ bát mà không cần thìa.

 

 

Pháp

 

-  Bánh mì không phải món khai vị mà là môt dụng cụ ăn uống giống như dao, dĩa. Khi ăn bánh mì ở Pháp, bạn phải bẻ nhỏ thay vì cắn trực tiếp và nếu không dùng nữa thì phải để bánh lên trên bàn chứ không phải đĩa.

 

-  Người Pháp ăn uống rất từ tốn, thậm chí là chậm chạp. Khi dùng bữa, bạn đừng vội vàng ăn quá nhanh. Bởi họ cho rằng, những người ăn nhanh sở hữu tính cách không tốt. Bạn cũng không nên bỏ lại thức ăn thừa, họ sẽ nghĩ rằng mình nấu ăn dở tệ.

 

-  Đặc biệt, đề nghị chia hóa đơn khi đi ăn cùng người Pháp là rất thiếu tinh tế. Bạn nên mời mọi người hoặc để người khác trả tiền.

 

 Ý

 

-  Khi bạn từ chối lần đầu lời mời dùng bữa của một người Ý, điều đó có thể vẫn được chấp nhận. Tuy nhiên, trong lời mời thứ hai, bạn nhất định phải nhận lời nếu không muốn tình cảm rạn nứt.

 

-  Không xin thêm pho mát ở Ý trừ khi nó dành riêng cho bạn.

 

 

Nga

 

-  Phải để tay trên bàn trong suốt bữa ăn với người Nga. Họ cũng không dùng dao khi thưởng thức món ăn.

 

-  Chỗ dành cho những chai rượu vodka rỗng là ở dưới sàn nhà, nếu đặt trên bàn thì là dấu hiệu của chuyện không hay sắp xảy ra.

 

Bồ Đào Nha

 

-  Không được xin thêm muối hay tiêu ở Bồ Đào Nha vì việc ấy giống như là động chạm đến tay nghề nêm nếm của đầu bếp.

 

Chilê

 

-  Tuyệt đối không được chạm tay vào đồ ăn, ngay cả khi món đó là pizza.

 

Ấn Độ

 

-  Khi ở Ấn Độ, bạn chỉ được dùng tay phải để ăn uống.

 

-  Không được bỏ sót thứ gì trên đĩa của mình.

 

Ai Cập

 

-  Nếu món ăn bạn đang dùng có phần nhạt hơn so với khẩu vị quen thuộc, đừng rắc thêm muối vì đây là hành động có ý chê trách đầu bếp không nấu ăn ngon.

 

 

Tanzania

 

-  Nếu được một gia đình Tanzania mời dùng tiệc tối, bạn nên đến trễ 20 phút thay vì đến sớm bởi điều đó có thể khiến chủ nhà khó chịu.

 

Kazakhstan

 

-  Trong một bữa ăn có phục vụ trà, tách của bạn thường sẽ chỉ được rót một nửa. Người Kazakhstan cho rằng, nếu tách trà được rót đầy nghĩa là chủ nhà đang muốn tiễn khách.

 

An Nguyên - Skcs (Tổng hợp)

Các tin khác