Nguồn lợi không lồ thu về từ Thế vận hội Olympic Rio de Janeiro
Thế vận hội Olympic Rio de Janeiro đã chính thức khởi tranh từ 5/8. Từ thế vận hội này, đất nước Brazil không chỉ quảng bá hình ảnh đến bạn bè quốc tế mà lễ hội còn đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho nước chủ nhà từ hai nguồn tiền mới trên thị trường là tài trợ và quảng cáo thể thao.
Theo dữ liệu từ Ủy ban Olympic quốc tế, hầu hết doanh thu Olympic đều đến từ bản quyền phát sóng và tài trợ (bao gồm tiền quảng cáo, hỗ trợ vận động viên...).
Tạp chí kinh tế Pháp L’Expansion ước tính, kỳ Thế vận hội Olympic sẽ phá kỷ lục về doanh thu. Ước tính, riêng bản quyền truyền hình là 4,1 tỷ Euro, cao gần gấp đôi so với con số của kỳ Thế vận hội trước tại London. Theo đó tiền bản quyền phát sóng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng doanh thu Olympic. Hình ảnh video đang tạo ra doanh thu không lồ bởi hiện nay hạ tầng Internet đã đủ mạnh để Facebook và YouTube bắt đầu cạnh tranh trực diện với các đài truyền hình.
Số tiền mà Olympic thu được còn phụ thuộc vào thời gian khán giả sẵn sàng ngồi trước màn hình. Olympic Rio 2016 được kỳ vọng sẽ khiến khán giả dành nhiều thời gian mở ti vi xem thể thao hơn. Olympic Rio 2016 có thể “thu hoạch” được bình quân 6.775 giờ. Cũng theo tờ báo L’Expansion, Facebook đang trút tiền ồ ạt vào các giải thể thao kể từ khi đưa ra dịch vụ truyền hình trực tiếp. Logo của Facebook đã xuất hiện trên áo vận động viên. Bài báo cho hay:“Truyền hình truyền thống bỏ tiền để truyền nguyên cả một trận bóng hay là truyền nguyên một cuộc thi tài, còn các trang mạng YouTube, Facebook và Twitter thì tập trung mua các trích đoạn nổi bật của trận bóng hay cuộc thi đó”. Những đoạn video ngắn 30 giây đến 1 phút, dễ xem, dễ chia sẻ, mang về lợi nhuận nhiều không kém truyền hình truyền thống, do ”Facebook có tới 1,5 tỷ người dùng, YouTube 1 tỷ, còn Twitter là 320 triệu”.
Nguồn tiền lớn thứ hai xuất phát từ các nước đang có nhu cầu cải thiện vị thế và hình ảnh trên thế giới, đó là “Trung quốc, Brazil, Nga, Kazakhstan, Azerbaijan, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore và các nước sản xuất dầu mỏ ở vùng Vịnh”. Từ những năm gần đây, các nước này đổ tiền quảng cáo và tài trợ, làm cho nguồn thu thể thao và của Olympic Rio tăng vọt, song nguồn tiền tài trợ và quảng cáo từ các nước phương Tây tuy có tăng nhưng không đột biến. Các nước từ châu Á cũng đang tìm cách xây dựng “quyền lực mềm”, bằng cách “đăng cai tổ chức sự kiện thể thao, tăng tài trợ, mua lại các câu lạc bộ châu Âu và tăng đầu tư cho thể thao đỉnh cao ở trong nước”.
Theo Daily Mail cho rằng, Ban tổ chức Thế vận hội Rio de Janeiro đang may mắn, nghiễm nhiên hưởng lợi từ hai nguồn tiền mới này. Thêm được tiền từ các trang mạng và từ các quốc gia mới nổi, trong khi nguồn thu truyền thống từ truyền hình và từ các nước phát triển vẫn không suy giảm, số tiền thu được hy vọng đủ trang trải khoản chi phí hơn 12 tỷ USD đã chi cho kỳ Thế vận hội này.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững
Công trình xanh là những công trình mà trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành có thể giảm thiểu các tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu, môi trường và sức khỏe của con người. -
Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững
Ô nhiễm môi trường và Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay. -
Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc
Mua sắm bền vững là một khía cạnh trách nhiệm xã hội liên quan đến phát triển bền vững. Thực tế mọi tổ chức đều có những tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. -
Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn
Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel, một kiến trúc sư người Thụy Sỹ, với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. -
Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020
Hơn 30 đường bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ mở bán từ ngày 29.2 đến 6.3.2020 với mức đồng giá chỉ 199.000 đồng/chiều. -
Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch của nước ta. Ngành du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất và có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc. -
Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. -
Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc chỉ có thể duy trì hoạt động trong 1 tháng tới. Với dòng tiền hiện nay, với khoảng 30% có thể chống đỡ vòng 2 tháng. Trong khi 18% có thể chống đỡ kéo dài hoạt động kéo dài trong 3 tháng. -
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi
EVFTA và EVIPA trở thành những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét và phê chuẩn.