Ngộ độc rượu mật nhân: cách nhận biết, sơ cứu chuẩn xác nhất
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị ngộ độc rượu mật nhân
Rượu mật nhân là phương thuốc quý có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Dù tốt cho sức khỏe nhưng tình trạng ngộ độc rượu mật nhân vẫn có thể xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các dấu hiệu nhận biết và cách xử lý chuẩn xác khi sơ cứu người bị ngộ độc rượu mật nhân.
Rượu mật nhân có tác dụng cải thiện sinh lý ở nam giới, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, chữa chứng đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, chữa bệnh đau xương khớp viêm khớp, sưng khớp, điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới, giúp ăn ngon miệng hơn, hỗ trợ điều trị bệnh gout, tăng sức bền cho cơ bắp, bồi bổ cơ thể,… Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nếu lạm dụng quá nhiều, sử dụng rượu chưa được kiểm định có thể gây tình trạng ngộ độc rượu mật nhân, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ngộ độc rượu mật nhân nguyên nhân do đâu
Ngộ độc rượu mật nhân có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, nguyên nhân gây ngộ độc có thể do:
+ Rượu ngâm mật nhân kém chất lượng, rượu giả, hoặc rượu được pha chế bằng cồn methanol
+ Khi mua rễ cây mật nhân về ngâm rượu nhiều người mua nhầm phải rễ cây có độc khiến người sử dụng bị ngộ độc.
+ Uống quá liều lượng gây ngộ độc, bởi liều lượng rượu mật nhân thích hợp là dưới 60ml/ngày, nhưng nếu dùng quá 1.500ml/1kg thể trọng sẽ gây độc và có thể dẫn đến ngộ độc rượu mật nhân.
Dấu hiệu ngộ độc rượu mật nhân
Tình trạng ngộ độc rượu mật nhân được biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng. Mỗi một mức độ sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau:
+ Cảm xúc không ổn định, thần kinh rối loạn, nói nhiều
+ Nôn ói, buồn nôn
+ Nói luyên thuyên không kiểm soát được
+ Không phân biệt được màu sắc, hoa mắt, chóng mặt
+ Khả năng nghe giảm, không nhận thức đúng sai
+ Mắt đờ đẫn, nhìn vô định, mất khả năng định hướng, đi không vững, khó kiểm soát cảm xúc, hành động, giảm khả năng tự kiềm chế bản thân
+ Hôn mê, nôn nhiều
+ Bất tỉnh, gọi hỏi không biết.
+ Co giật.
+ Cơ thể bị vã mồ hôi
+ Đi vệ sinh ra quần, đái ít (lượng nước tiểu ít hơn bình thường).
+Nhìn mờ, nhìn một vật thành hai.
+ Tê, yếu chân tay một bên chân tay hoặc một bên mặt, nói ngọng trong khi đã tỉnh táo.
+ Thở khò khè, ứ đọng đờm rãi ở miệng họng, ho yếu, thở yếu, nhịp thở không đều, thở chậm hoặc ngừng thở, có thể hít sâu và nhịp thở nhanh.
+ Xuất hiện tình trạng nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng.
+ Da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt, lạnh.
+ Mệt nhiề
Các biểu hiện ngộ độc có thể xuất hiện sau 8 - 24 giờ tùy thể trạng và lượng rượu nạp vào cơ thể. Đi kèm với những biểu hiện trên là biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, suy gan, suy thận, rối loạn điện giải, hạ đường huyết…
Cách sơ cứu khi ngộ độc mật nhân
Khi phát hiện những dấu hiệu ngộ độc rượu mật nhân ở mức độ nhẹ hãy cho người bị ngộ độc rượu uống các loại nước có tác dụng giải rượu như: Sữa nóng, trà gừng;, nước chanh/cam, nước sắn dây, nước trà xanh, nước dừa... hoặc các loại nước giải rượu được chiết xuất từ thảo dược giúp giảm các triệu chứng khó chịu. Hãy tìm cách gây nôn hết rượu trong dạ dày, xát mạnh hai bên má.
Nếu thời tiết lạnh cần ủ ấm cho người bị ngộ độc rượu. Cần chú ý chăm sóc và theo dõi người bệnh (đảm bảo thở đều, êm và hồng hào, gọi hỏi biết), tuyệt đối không nên để bệnh nhân ngủ li bì suốt ngày hoặc suốt đêm.
Cứ vài giờ phải đánh thức dậy, nếu người ngộ độc rượu tỉnh và có thể ăn uống được thì cho ăn cháo loãng... để tránh hạ đường huyết.
Cho người ngộ độc rượu uống nhiều nước ấm để tránh mất nước và để pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể, giúp cho quá trình đào thải rượu được nhanh chóng và thuận lợi. Không để người ngộ độc rượu ngã hoặc va đập vào các vật cứng, không cho các vật cứng vào miệng.
Luôn quan sát kỹ người ngộ độc rượu, nếu không tỉnh, ứ đọng đờm rãi nhiều, lay gọi không tỉnh, thở nhanh và thở sâu, thậm chí có co giật...
Nếu người ngộ độc rượu tỉnh dậy nhưng đau đầu nhiều, chóng mặt và nhìn mờ, sợ ánh sáng, đau mắt, song thị, giảm hoặc mất thị lực, vã mồ hôi, tay chân lạnh, da xanh tái... thì vẫn giữ người bị ngộ độc rượu ở tư thế đầu cao, nằm nghiêng an toàn, sau đó nhanh chóng gọi người đến hỗ trợ hoặc xe cấp cứu vận chuyển người bệnh đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời tránh ảnh hưởng tới tính mạng.
Phòng ngừa ngộ độc rượu mật nhân
+ Chỉ nên sử dụng dưới 60ml/ngày
+ Trong quá trình sử dụng rượu mật nhân xuất hiện triệu chứng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn… cần ngưng uống rượu ngay.
+ Những người có bệnh nền liên quan đến gan, thận, tim, người mới khỏi bệnh không nên uống rượu nói chung và rượu mật nhân nói riêng.
+ Phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú không nên uống rượu mật nhân.
+ Tuyệt đối không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia để đảm bảo an toàn và những người xung quanh, phòng tránh tai nạn giao thông có thể xảy ra do ngộ độc rượu.
+ Không nên dùng rượu mật nhân quá 9 tháng
+ Người mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần có trong cây mật nhân không nên sử dụng rượu mật nhân
+ Người mới ốm dậy không nên sử dụng rượu
+ Lựa chọn các sản phẩm rượu mật nhân có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm định chất lượng.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Kinh nghiệm trồng cây mật nhân trong vườn nhà
Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây mật nhân chuẩn xác
Những bài thuốc trị bệnh hay từ cây mật nhân
Dấu hiệu nhận biết ngộ độc rượu, cách giảm nôn nao sau uống rượu
Nhận biết ngộ độc thực phẩm trong ngày Tết và cách xử lý
Suckhoecuocsong.vn