Nghề cần nhiều lao động sẽ biến mất
Nhiều ngành nghề, lĩnh vực sẽ có sự thay đổi chóng mặt về công nghệ. Những nghề như dệt may, lái xe taxi có thể nhanh chóng bị loại ra khỏi cuộc chơi trong vòng chưa đầy 20 năm nữa….là những cảnh báo của các chuyên gia, nhà quản lý về sự xâm thực của cách mạng công nghiệp 4.0 trong thời gian tới.
Một dây chuyền sản xuất của nhà máy Samsung tại tỉnh Bắc Ninh vắng bóng người. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Cơ hội chỉ dành cho người đi trước
Phát biểu tại “Diễn đàn Cách mạng công nghiệp 4.0” do Bộ Công Thương tổ chức ngày 11/4, đại diện các bộ ngành, các chuyên gia hàng đầu Việt Nam đều cho rằng, kết nối chuỗi cung ứng trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 và thách thức về cơ chế quản lý đối với các mô hình kinh doanh sẽ là những vấn đề mới đặt ra với doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh cuộc cách mạng 4.0, tại Việt Nam, “Kinh tế chia sẻ” đang đặt ra nhiều thách thức đối với các nhà quản lý chính sách như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, đảm bảo hài hòa lợi ích đối với các mô hình kinh doanh dịch vụ truyền thống. Kiểm soát việc minh bạch về thông tin, quản lý giao dịch điện tử, thanh toán quốc tế về thương mại bằng thẻ, chống thất thoát thuế và một số vấn đề xã hội khác cũng là những nội dung cần quan tâm
Theo các chuyên gia, Việt Nam hiện thiếu nhiều yếu tố cần và đủ để lĩnh hội cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Muốn làm được, ngay từ bây giờ Việt Nam phải cấu trúc lại giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn do đến thời điểm này, vẫn còn tư duy bằng cấp và tư duy nhiệm kỳ.
Cho rằng một cuộc cách mạng về công nghiệp có thể tạo ra sự thay đổi hoàn toàn mới về công nghệ, cấu trúc, tốc độ… cũng như trình độ phát triển, phạm vi ảnh hưởng của nền kinh tế, PGS. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, việc đầu tiên cần làm với Việt Nam là phải nhận thức, “vẽ” ra đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. “Cần bàn luận thấu đáo, tránh làm kiểu phong trào rồi không đi đến đâu. Việt Nam muốn thành công thì phải đi trước, đi đầu chứ không phải đi sau”, ông Thiên kết luận.
Cho rằng, Việt Nam vẫn đang trong cả 3 cuộc cách mạng thứ nhất, thứ hai, thứ ba, và nay chuyển sang 4.0 với những cơ hội lớn, theo ông Thiên, Việt Nam phải giải quyết nguy cơ tụt hậu và thách thức vừa chạy, vừa cạnh tranh để tiến lên phát triển ngang với thế giới. Nhưng nếu có cách tiếp cận độc đáo, khác biệt và khả thi sẽ giúp Việt Nam tận dụng cơ hội này để bứt phá phát triển.
Lãnh đạo Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng, theo thống kê, những ngành gắn với lao động thủ công sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tiếp đến là ngành nghề gắn với quá trình tự động hóa. Ví dụ, ngành dệt may, với những thao tác cắt, may thì máy móc đều có thể thay thế được. Công nghiệp 4.0 với máy móc có thể làm việc 24/24h mà không cần nạp năng lượng trong khi vẫn kiểm soát được tốc độ. Chất lượng cũng được kiểm soát. Hay với ngành lắp ráp điện tử, robot cũng có thể thay thế con người ở rất nhiều khâu.
“Nguy cơ gần nhất có thể thấy là với ngành lái xe. Theo đó, trước tiên là lái xe taxi có thể bị loại ra khỏi cuộc chơi trong vòng chưa đầy 20 năm nữa khi những loại xe ô tô tự động xuất hiện ngày càng nhiều. Hoặc với ngành lắp ráp điện tử, robot cũng có thể thay thế. Với những lĩnh vực liên quan đến cảm xúc và trực giác con người như nghệ sỹ, bác sỹ thì khó thay thế hơn. Vì vậy, với Việt Nam cũng là một tọa độ có tính cảnh báo rất cao, vì mức độ lao động gia công và lắp ráp còn quá nhiều”, ông Thiên nói.
Dịch vụ Grab taxi sử dụng công nghệ thông tin đang lấn át taxi truyền thống. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Lo những cú sốc
Trao đổi với PV Tiền Phong, Cục phó Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cho rằng, với cách mạng công nghiệp 4.0 cần nhìn nhận nhiều vấn đề với những góc cạnh khác nhau. Với các ngành sản xuất, công nghiệp, cuộc cách mạng này tạo ra sự thay đổi rất lớn với tốc độ nhanh và quy mô lớn hơn rất nhiều. Nếu chúng ta không kịp chuẩn bị thì sẽ tạo ra những cú sốc với nền kinh tế hoặc khiến chúng ta lạc hậu so với các nước khác. “Nếu không có sự sáng tạo, có giá trị gia tăng, các sản phẩm của chúng ta sẽ luôn ở trong thế yếu. Đến một lúc, các nước sẽ vượt qua các sản phẩm chủ lực của chúng ta một cách dễ dàng. Chúng ta có thể có lợi thế ở nguyên liệu đầu vào nhưng sức mạnh lợi thế lại luôn nằm ở khâu sau”, ông Hải phân tích.
Chia sẻ thêm thông tin về những vấn đề với kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), ông Trần Việt Hòa cho biết, một nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy, 47% công việc ngày hôm nay sẽ có tỉ lệ 75% tự động trong vòng 20 năm tới. Máy móc sẽ thay thế dần những người làm các công việc có thu nhập trung bình và văn phòng thường ngày mà không đòi hỏi trình độ kỹ thuật. “Còn tại Việt Nam, hiện theo số liệu của Tổng cục thống kê, trên 90% lao động đang làm việc trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lao động giản đơn, trình độ lao động thấp. Đây là thách thức đối với Việt Nam”, ông Hòa nói.
Nhấn mạnh đến việc phải tiếp tục nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh để gỡ các nút thắt mà các ngành, tiểu ngành và doanh nghiệp của Việt Nam phải đối mặt, bà Louisse Chamberlain, Giám đốc Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) Việt Nam cho rằng đây chính là những bước đi nhanh nhất để Việt Nam thu hẹp khoảng cách với các nước để tận dụng các cơ hội mà cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra. “Cần tiếp tục thực hiện nhanh cải cách thể chế và chính sách bảo trợ xã hội được thiết kế cho tương lai nhằm đảm bảo khả năng phục hồi và khả năng của người dân Việt Nam để tận dụng các cơ hội mà cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra”, bà Louisse Chamberlain nói.
“Chúng ta phải tận dụng những cơ hội từ các cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vì hiện nay vẫn chưa có nhiều gánh nặng từ những cuộc cách mạng trước 4.0. Tuy nhiên, chúng ta không thể sốt ruột, nếu không sẽ phải trả giá rất đắt. Muốn thích ứng được với 4.0, Việt Nam phải đi theo hướng của một nền kinh tế sáng tạo với bản thân từng con người. Để làm được chúng ta phải có tầm nhìn vượt trội. Nếu làm được điều này thì đất nước sẽ chuyển biến rất nhanh. Điều này gắn chặt với tầm nhìn của người lãnh đạo, tầm nhìn quản trị quốc gia”.
PGS. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang hình thành với sự phát triển vượt bậc của nhiều công nghệ, có thể thay đổi mô thức sản xuất trên quy mô toàn cầu. Với nội dung cơ bản là tạo ra cấu trúc và sự vận hành mới cho nền sản xuất dựa trên 4 lĩnh vực chính: Lĩnh vực kỹ thuật số (bao gồm trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn); Lĩnh vực vật lý (bao gồm in 3D, vật liệu mới, robot cao cấp, xe tự lái; Lĩnh vực công nghệ sinh học; Lĩnh vực năng lượng tái tạo. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang là xu thế lớn có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia.
Suckhoecuocsong.com.vn ( Theo TPO)
Các tin khác
-
Thiết kế môi trường cho các công trình xanh, những nỗ lực vì mục tiêu phát triển bền vững
Công trình xanh là những công trình mà trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành có thể giảm thiểu các tác động xấu và tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu, môi trường và sức khỏe của con người. -
Tiêu chuẩn hóa nền kinh tế tuần hoàn, những nỗ lực góp phần vì mục tiêu phát triển bền vững
Ô nhiễm môi trường và Biến đổi khí hậu đã và đang diễn biến hết sức phức tạp trên quy mô toàn cầu, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay. -
Tiêu chuẩn về mua sắm bền vững đóng góp vào các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc
Mua sắm bền vững là một khía cạnh trách nhiệm xã hội liên quan đến phát triển bền vững. Thực tế mọi tổ chức đều có những tác động đến môi trường, xã hội và kinh tế. -
Kinh tế tuần hoàn và vai trò của tiêu chuẩn
Trên thế giới, khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đưa ra lần đầu tiên từ những năm 1980 bởi Walter R. Stahel, một kiến trúc sư người Thụy Sỹ, với tên gọi ban đầu là “self-replenishing system (product-life extension)”. -
Vietnam Airlines bán vé bay nội địa chỉ 199.000 đồng đến 06/03/2020
Hơn 30 đường bay nội địa của Vietnam Airlines sẽ mở bán từ ngày 29.2 đến 6.3.2020 với mức đồng giá chỉ 199.000 đồng/chiều. -
Chiến lược ngành du lich sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng rất nhiều tới ngành du lịch của nước ta. Ngành du lịch sẽ chịu nhiều tổn thất và có thể kéo dài sau khi dịch bệnh kết thúc. -
Nguy cơ mất việc hàng loạt trong ngành ô tô Đức
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 bùng phát cùng với sự sụt giảm nhu cầu toàn cầu thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang khiến cho ngành ô tô Đức đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn. -
Nguy cơ sa thải việc làm quy mô lớn tại Trung Quốc
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc chỉ có thể duy trì hoạt động trong 1 tháng tới. Với dòng tiền hiện nay, với khoảng 30% có thể chống đỡ vòng 2 tháng. Trong khi 18% có thể chống đỡ kéo dài hoạt động kéo dài trong 3 tháng. -
Một số nội dung chính của Hiệp định EVFTA và EVIPA
EVFTA đã trở thành hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới xem xét và phê chuẩn. -
EVFTA và EVIPA: Tạo dựng khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi
EVFTA và EVIPA trở thành những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đầu tiên được EP khóa mới xem xét và phê chuẩn.